Trước đó Chính phủ Đức đã yêu cầu mua 50 tên lửa PAC-3MSE, yêu cầu này vừa được chính phủ Mỹ phê duyệt và công bố tuần trước với tổng giá trị hợp đồng lên tới 401 triệu USD bao gồm cả dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và hậu cần.
Chính phủ Mỹ sẽ chịu chi phí vận chuyển và hỗ trợ lắp đặt, sửa chữa nếu cần thiết.
Đức mua 50 hệ thống tên lửa PAC-3 MSE với giá 401 triệu USD
MSE là một phiên bản nâng cấp của tên lửa PAC-3 do Lockheed Martin phát triển, tên lửa này có tốc độ cao, sử dụng công nghệ tìm-diệt mục tiêu chính xác để đánh chặn tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và máy bay chiến đấu.
Mô hình tên lửa đánh chặn PAC-3 MSE
So sánh với “thế hệ đàn anh”, PAC-3MSE có một động cơ kép sung lực, vây kiểm soát hướng bay lớn hơn và hệ thống hỗ trợ tăng gần gấp đôi tầm bắn, nhà phát triển cho biết.
PAC-3 MSE có hỏa lực cao hơn so với các phiên bản trước.
Tên lửa đánh chặn PAC-3 MSE được xem là hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến nhất và đáng tin cậy trên thế giới, với khả năng đánh bại mục tiêu đạn đạo chiến thuật và các mục tiêu trên không.
PAC-3 MSE có hỏa lực cao hơn so với các phiên bản trước. Mỗi hệ thống PAC-3 MSE trang bị 16 tên lửa, tao ra hỏa lực mạnh hơn so với PAC-2 chỉ có 4 tên lửa.
Hình ảnh vụ phóng tên lửa PAC-3MSE.
Cho đến nay, PAC-3 MSE là một trong những hệ thống phòng không được phổ biến rộng rãi nhất thế giới (sau S300 của Nga) khi có tới 16 quốc gia đang sử dụng.
Mỹ đã bán một số hệ thống phòng thủ Patriot cho một số đồng minh như Ai Cập, Đức, Hy Lạp, Israel, Nhật Bản, Kuwait, Hà Lan, Arab Saudi, Các tiểu Vương quốc Arập thống nhất (UAE) và Tây Ban Nha.
Hệ thống Patriot đã nhiều lần tham chiến và từng ghi nhận bắn hạ các máy bay và tên lửa của đối phương.
Với phương thức "Hit-to-Kill" để tiêu diệt mục tiêu, hệ thống này được đánh giá là có tính năng vượt trội so với S-300 của Nga vốn vẫn dùng đầu đạn nổ phá.