Không ăn mỡ lợn có thực sự tốt cho tuổi thọ? Bác sĩ khẳng định: Dùng 3 cách "đặc biệt" sẽ thấy được lợi ích

Phương Thùy |

Nhiều người loại bỏ hẳn mỡ lợn khỏi khẩu phần ăn hàng ngày vì nghĩ đây là thủ phạm chính của bệnh tim mạch, không tốt cho tuổi thọ. Suy nghĩ này có thực sự đúng hay không? Các bác sĩ sẽ chỉ ra sự thật đằng sau.

‏1. Mối quan hệ giữa mỡ lợn và sức khỏe - tuổi thọ‏

‏Nhiều người cho rằng ăn mỡ lợn là thủ phạm của bệnh tim mạch, có hại cho sức khỏe và ảnh hưởng tới tuổi thọ nên thường loại bỏ nó khỏi khẩu phần ăn và cách chế biến món ăn. Đặc biệt, khi Tết đến Xuân về, nhiều bữa tiệc được tổ chức. Việc không sử dụng mỡ lợn cũng khiến nhiều người đau đầu. Tuy nhiên, điều này chưa hẳn đã chính xác.‏

‏Thực tế, mỡ lợn cũng góp phần cung cấp năng lượng sống cho cơ thể, tạo hình tế bào và thực hiện một số chức năng sinh học quan trọng của cơ thể con người. Mỡ lợn chứa khoảng 40% chất béo bão hòa, khoảng 50-60% chất béo không bão hòa đơn và khoảng 10% chất béo không bão hòa đa, có tác dụng làm bền vững các mao mạch máu, phòng các bệnh về tai biến và các bệnh về tim mạch.‏

‏Chia sẻ với truyền thông, bác sĩ Hoàng Sầm, Viện trưởng Viện Y học Bản địa Việt Nam, từng cho biết rằng: Mỡ lợn là chất béo động vật và có tác dụng với sức khỏe của cơ thể. ‏

‏Một ngày, nhu cầu ăn của bạn cần khoảng 20-30% chất béo trong đó người béo được khuyến cáo ăn ít mỡ hơn, người gầy ăn nhiều hơn. Mỗi gram chất béo sẽ đốt cháy và giải phóng 9 calo. Vì thế, thức ăn giàu lipid là nguồn năng lượng tốt cho người lao động nặng nhọc, người ốm dậy cần phục hồi sức khỏe. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng cần thiết bổ sung chất béo để có sự đồng hóa sinh trưởng. ‏

Không ăn mỡ lợn có thực sự tốt cho tuổi thọ? Bác sĩ khẳng định: Dùng 3 cách đặc biệt sẽ thấy được lợi ích - Ảnh 1.

‏Khi chất béo vào cơ thể, nó còn tích lũy dưới da và các phủ tạng bảo vệ, đệm lót, giữ cho cơ thể hạn chế các tác động bất lợi của môi trường bên ngoài như nóng, lạnh, giảm tác hại của các chấn thương cơ giới. Vì lý do này, chế độ ăn hằng ngày cần cân bằng cả dầu thực vật và mỡ thì mới nạp đủ mức cholesterol và phosphatide cho nhu cầu của cơ thể, có lợi cho việc bảo vệ sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. Trong dịp Tết, mọi người cũng có thể ăn mỡ lợn miễn là đảm bảo số lượng và chất lượng phù hợp.‏

‏Tuy nhiên, dù tốt cho sức khỏe thì mỡ lợn vẫn là thực phẩm có hàm lượng axit béo bão hòa cao, nếu dùng nhiều sẽ bị thừa chất và không tốt cho trẻ. Người bị bệnh tim mạch, đột quỵ cũng không nên ăn.‏

‏2. Dùng mỡ lợn thế nào để vừa đẹp vừa khỏe? Hãy chú ý đến ba điểm này và bạn sẽ thấy được lợi ích‏

‏Các nhà khoa học đã tính toán và đưa ra tỷ lệ tham khảo như sau: Ở người trưởng thành bình thường, tỷ lệ dầu mỡ là 50:50, trẻ dưới 10 tuổi nên sử dụng mỡ và dầu tỷ lệ 70:30. Ngược lại, người cao tuổi sẽ sử dụng lượng mỡ lợn và dầu thực vật là 30:70. ‏

‏Với tỷ lệ trên, cơ thể sẽ được đáp ứng đầy đủ nhu cầu năng lượng, tiền chất tổng hợp các hormone steroid, vitamin D nhưng không gây dư thừa dẫn tới nguy cơ hình thành các cholesterol xấu, tình trạng máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ.‏

Không ăn mỡ lợn có thực sự tốt cho tuổi thọ? Bác sĩ khẳng định: Dùng 3 cách đặc biệt sẽ thấy được lợi ích - Ảnh 3.

‏Trong trường hợp người có bệnh lý về tim mạch, máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ… thì nên tham khảo sự tư vấn và hướng dẫn từ các bác sĩ, chuyên gia y tế để có được khẩu phần ăn thích hợp nhất.‏

‏Bên cạnh đó, cần lưu ý sử dụng mỡ lợn đúng cách, đáp ứng 3 tiêu chuẩn sau đây để thấy được lợi ích thực sự:‏

‏Đầu tiên, hãy sử dụng mỡ lợn một cách có chừng mực. ‏

‏Mặc dù mỡ lợn rất giàu axit béo bão hòa nhưng ăn quá nhiều cũng có thể dẫn đến tăng cholesterol và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vì vậy, chúng ta nên kiểm soát lượng mỡ ăn vào và ăn ở mức độ vừa phải để đáp ứng tỷ lệ cần thiết của cơ thể.‏

‏Thứ hai, chọn mỡ lợn chất lượng cao.‏

‏Mỡ lợn chất lượng cao phải là loại mỡ nguyên chất, không bị nhiễm bẩn và tốt nhất là được chiết xuất từ mỡ lợn tươi. Tránh dùng mỡ lợn đã qua chế biến nhiều lần hoặc có chứa chất phụ gia để bảo toàn chất lượng và tốt cho sức khỏe.‏

Không ăn mỡ lợn có thực sự tốt cho tuổi thọ? Bác sĩ khẳng định: Dùng 3 cách đặc biệt sẽ thấy được lợi ích - Ảnh 5.

‏Cuối cùng, hãy chế biến và sử dụng một cách hợp lý. ‏

‏Mỡ lợn có thể dùng làm dầu ăn nhưng chúng ta nên chú ý kết hợp nó với các nguyên liệu khác. Ví dụ, khi nấu rau, bạn có thể thêm một lượng mỡ lợn thích hợp để tăng hương vị và mùi thơm cho món ăn. Đồng thời, bạn cũng nên chú ý kết hợp nó với các thực phẩm chứa axit béo thiết yếu như cá, các loại hạt,… để duy trì cân bằng dinh dưỡng.‏

‏Khi chế biến, mỡ lợn chiên ở nhiệt độ cao không bị biến đối thành các chất có hại như dầu ăn. Chất béo trong mỡ là chất axit béo không no, ít biến đổi thì sẽ ít tạo thành các chất gây ung thư hơn so với dầu ăn. Vì vậy, vị chuyên gia này khuyến cáo các món ăn ở nhiệt độ cao cần sử dụng mỡ lợn. ‏

‏*Nguồn: Tổng hợp

Không ăn mỡ lợn có thực sự tốt cho tuổi thọ? Bác sĩ khẳng định: Dùng 3 cách đặc biệt sẽ thấy được lợi ích - Ảnh 6.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại