Khơi mào một cuộc chiến: Nga và Mỹ đều không muốn, Ukraine bị bỏ lại

Hòa An |

Cả Washington và Moscow đều hiểu một cuộc chiến không có lợi với bất cứ bên nào. Giờ đây, Tổng thống Ukraine đang phải đối diện với tình huống khó khăn.

Ngày 23/4, mối quan tâm lớn nhất của Mỹ và NATO đối với Ukraine đã tan biến. Quân đội từ các quân khu phía Nam và phía Tây của Nga đã bắt đầu quay trở lại căn cứ thường trực của họ.

Trước đó một ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã tới Crimea, nơi đang diễn ra cuộc tập trận quy mô lớn. Cuộc tập trận ở Crimea có sự tham gia của 10.000 lính, 1.200 đơn vị vũ khí và vũ trang thiết bị quân sự.

Khơi mào một cuộc chiến: Nga và Mỹ đều không muốn, Ukraine bị bỏ lại.

Ông Shoigu cho biết, mọi tình huống đã được tính đến và đã được triển khai thử nghiệm, bao gồm cả hệ thống phòng thủ bờ biển và phòng không.

Ông cũng tuyên bố, việc Nga kiểm tra khả năng phản ứng của quân đội là cần thiết và đã đạt được kết quả như mong đợi. Vì vậy, họ không cần tập trung lực lượng nữa mà đưa quân trở về vị trí ban đầu.

Với Liên minh Châu Âu, việc Nga triển khai quân đội đến gần biên giới Ukraine được gọi là “tham vọng nhất trong lịch sử”. Theo cơ quan chính sách đối ngoại của Liên minh Châu Âu, Nga đã triển khai 100.000 quân đến khu vực gần biên giới với Ukraine.

Tuy nhiên, trước những cáo buộc của phương Tây, bộ Quốc phòng Nga giải thích, Nga tập trung quân ở quân khu phía nam là để thực hiện các cuộc tập trận.

Khơi mào một cuộc chiến: Nga và Mỹ đều không muốn, Ukraine bị bỏ lại - Ảnh 2.

Thiết giáp Nga lên tàu đổ bộ để trở về căn cứ. (Ảnh:ITN)

Theo lời ông Shoigu, việc rút quân sẽ hoàn tất trước ngày 1/5. Tuy nhiên, khí tài vẫn được giữ nguyên để phục vụ cho các cuộc diễn tập vào cuối năm. Lượng khí tài này được Nga tăng cường đến Crimea và khu vực gần biên giới Nga từ cuối tháng 3.

Lý do Moscow chuyển lượng lớn khí tài đến khu vực gần biên giới Ukraine là do lo ngại quân đội Ukraine phát động cuộc chiến đẫm máu quy mô lớn chống phe ly khai ở miền đông Ukraine.

Theo Bộ Ngoại giao Nga, các phương tiện truyền thông Ukraine và phương Tây đang thổi phồng các hoạt động quân sự của Nga gần biên giới với Ukraine. Nhưng, Mỹ dường như không sẵn sàng trong việc khơi mào một cuộc chiến tranh quy mô lớn. Bằng chứng là, Mỹ đã ngừng triển khai tàu chiến tới Biển Đen.

Cựu Tổng thống Nga kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Dmitry Medvedev tuyên bố, Mỹ đã lựa chọn cách tiếp cận kép trong quan hệ với Nga. Chiến thuật mới của chính quyền ông Biden là một mặt phát tín hiệu cần đối thoại và mặt khác gây áp lực.

Thực tế, cả Washington và Moscow đều hiểu, một cuộc chiến không có lợi với bất cứ bên nào. Do đó, Kiev bị bỏ lại và cố gắng thúc đẩy bằng đường lối kích động của riêng mình.

Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố, Ukraine không muốn chiến tranh nhưng có vẻ như họ sẵn sàng cho điều đó. Ông Zelensky luôn sử dụng những ngôn từ quân phiệt, đôi khi là kích động. Tổng thống Ukraine tuyên bố, Kiev sẽ chiến đấu đến người lính cuối cùng trong cuộc chiến với Nga. Trong khi đó, trên mặt trận ngoại giao, ông Zelensky đã thất bại.

Tổng thống Ukraine tỏ ra cứng rắn và mời Tổng thống Nga tham gia các cuộc đàm phán ở miền đông Ukraine. Đáp lại lời đề nghị này, Tổng thống Putin nói rằng nhà lãnh đạo Ukraine nên có các cuộc thảo luận với đại diện của lực lượng li khai. Tuy nhiên, ông Putin cho biết, Tổng thống Volodymyr Zelensky sẽ được chào đón nếu đến thăm Moscow và nói chuyện với nhà lãnh đạo Nga bất cứ vấn đề gì.

Hiện tại, Tổng thống Ukraine đang ở một tình huống khó khăn. Kiev đã phải trả giá cho đợt triển khai quân đội mới tới tiền tuyến phía đông, trong khi nền kinh tế đất nước đang gặp nhiều khó khăn.

Nhiều chuyên gia nhận định, hành động của ông Zelensky thời gian qua chỉ là cách để đánh lạc hướng công chúng khỏi những vấn đề nội bộ, bao gồm cả sự lây lan nhanh của Covid-19.

Khơi mào một cuộc chiến: Nga và Mỹ đều không muốn, Ukraine bị bỏ lại.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại