Khách hàng tiềm năng của Su-57 Nga: 5 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nguyễn Thuận |

Mặc dù truyền thông phương Tây và Trung Quốc công bố nhiều bài viết chỉ trích Su-57 Nga, nhưng việc tổng thống Nga Putin tuyên bố chế tạo 76 chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ 5 gây chấn động giới hàng không quân sự. Trang Military Watch Magazine nhận định về những khách hàng tiềm năng của dòng máy bay này.

Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia đầu tiên phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 cho Không quân Quân Giải phóng Nhân dân (PLA), quốc gia đầu tiên sau Mỹ và sau đó là Nga. Nhưng tập đoàn xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rostec cho biết, ban lãnh đạo rất lạc quan tin rằng PLA có thể là khách hàng đầu tiên của Su-57.

Giám đốc hợp tác quốc tế và chính sách khu vực Viktor Kladov phát biểu về tiềm năng mua sắm máy bay mới của Trung Quốc, ông nói: “Gần đây, Trung Quốc nhận 24 máy bay Su-35 và trong hai năm tới sẽ có quyết định mua thêm Su-35, chế tạo Su-35 nội địa hoặc mua thêm máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.

Ngoài ra, theo ông có một cơ hội khác cho Su-57E. Theo nhận xét chủ quan của các chuyên gia Trung Quốc, việc xuất khẩu thêm Su-35 khó có khả năng do J-11D nội địa của Trung Quốc, vượt trội hơn nhiều.

Đánh giá về khả năng của Su-57 của Nga, các nhà bình luận quân sự đại lục do có thể đóng vai trò bổ sung cho J-20 nội địa, được các nhà sản xuất tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến, duy nhất cho thiết kế và hiện đang phục vụ trong lực lượng không quân Trung Quốc.

Mặc dù các chuyên gia quân sự Trung Quốc chỉ trích nhiều về Su-57, nhưng chỉ có ở máy bay này mới có hệ thống vectơ lực đẩy ba chiều tiên tiến nhất, có thể mang theo mười tên lửa hạng nặng, khả năng làm mù tên lửa dẫn đường hồng ngoại bằng hệ thống đối phó hồng ngoại định hướng độc đáo và được trang bị một số loại vũ khí chuyên dụng bao gồm tên lửa không đối không tầm xa K-77 và R-37M, bom tàng hình dẫn đường Drel, tên lửa đạn đạo siêu âm Kh-47M2 một số loại vũ khí đặc thù khác.

Đặc biệt, Hải quân Trung Quốc có thể có mối quan tâm mạnh mẽ đến biến thể tấn công trên biển Su-57, do có độ tin cậy cao, khả năng mang theo các tên lửa đạn đạo siêu âm chống tàu tầm xa mà không một máy bay nào có được.

J-20 của Trung Quốc không phù hợp với biến chế chiến trên tàu sân bay, một phiên bản Su-57 dành cho Hải quân đang được phát triển có thể tăng cường rất đáng kể các không đoàn trên tàu sân bay Trung Quốc trong tương lai, một thay thế tiềm năng cho các biến thể thế hệ 4 ++ J-15.

Nhà cung cấp sẽ chuyển giao công nghệ cho công nghiệp quốc phòng Trung Quốc nếu mua Su-57, trong đó có công nghệ Hệ thống đối phó hồng ngoại định hướng và tên lửa Kh-37M có giá trị lớn nếu được tích hợp vào các máy bay phản lực tàng hình Trung Quốc J-31. Từ những nguyên nhân này, có nhiều khả năng Trung Quốc vẫn sẽ mua Su-57.

Ấn Độ

Là quốc gia đầu tiên quan tâm đến sự phát triển của Su-57, năm 2007, Ấn Độ tham gia chương trình Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm (FGFA), hợp tác với Nga nhằm phát triển một biến thể máy bay chiến đấu đặc chủng cho nhu cầu quốc phòng quốc gia, trong đó được tích hợp một số công nghệ bản địa do Hindustan Aeronautics Ltd (HAL) phát triển.

Năm 2018, tờ Thời báo Kinh tế Ấn Độ đưa tin, quốc gia này rời khỏi chương trình FGFA - một bài báo được nhiều nguồn tin phương Tây đăng tải, cho rằng sự kiện này đại diện cho chiếc đinh cuối cùng đóng vào quan tài máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Nga. Bài báo bị các quan chức Ấn Độ bác bỏ và khẳng định rằng chương trình FGFA vẫn đang tiếp diễn.

Trong tình huống các cuộc đàm phán bị đình trệ do có phản ứng từ nhiều phía trong giới lãnh đạo chính trị, Không quân Ấn Độ vẫn có thể mua Su-57 từ Nga mà không cần tham gia chương trình phát triển chung, không đặt ra các yêu cầu phức tạp đối với sự phát triển các công nghệ bản địa.

Ấn Độ vẫn có khả năng cao sở hữu Su-57 với số lượng đáng kể, dù điều này sẽ ở dạng chương trình chung FGFA trong đó có vấn đề chuyển giao một số công nghệ mà Hindustan Aeronautics Ltd (HAL) có thể đảm nhiệm.

Ấn Độ thường xuyên là khách hàng đầu tiên của tất cả các thiết kế máy bay chiến đấu mới của Liên Xô và Nga kể từ những năm 1960, MIG-21, MiG-23 và MiG-25 đến MiG-29 và Su-30MKI. Hạm đội máy bay chiến đấu của Nga hiện đang là xương sống, chủ lực của Không quân Ấn Độ. New Delhi có kế hoạch sở hữu hơn 300 máy bay chiến đấu tiên tiến nhất Su-30MKI Ấn Độ.

Trong tình huống các máy bay thế hệ thứ năm của nước láng giềng Trung Quốc phát triển nhanh chóng, nước láng giềng Pakistan có khả năng mua máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đầu tiên vào những năm 2020, loại máy bay của Pakistan được lắp đặt động cơ đơn, tương tự như F-35 nhưng nhẹ hơn, hợp tác phát triển với Trung Quốc trong khuôn khổ dự án AZM, Su-57 có thể cho phép Ấn Độ có lợi thế hơn nhiều so với các nước láng giềng.

Su-57 có thể đảm nhiệm những nhiệm vụ tương tự như tiêm kích đa nhiệm Su-30MKI, rất linh hoạt trong chiến đấu, có thể thực hiện các nhiệm vụ như ném bom các loại, tấn công hạm tàu, săn diệt máy bay AWACS và chiếm ưu thế trên không.

Hơn thế, Su-57 có thể giải quyết xuất sắc những nhiệm vụ quan trọng theo sứ mệnh được giao của Không quân Ấn Độ, trong đó có phóng tên lửa hành trình siêu âm mang đầu đạn hạt nhân, chiếm ưu thế trên không và đột nhập qua hệ thống phòng không mạnh của đối phương.

Khi mua sắm với số lượng đủ lớn, không quân Ấn Độ sẽ có được sự thay đổi lớn cán cân sức mạnh trên không

Algeria

Là khách hàng quốc phòng lớn của Nga, Algeria có phương pháp mua sắm trang bị duy nhất do giữ bí mật tuyệt đối những vấn đề liên quan đến mua sắm vũ khí hiện tại và trong tương lai. Các thương vụ mua thường là tin đồn không căn cứ cho đến khi vũ khí trang bị được đưa vào biên chế và công bố trên truyền thông.

Ngân sách quốc phòng hàng năm trên 10 tỷ USD, quân đội Algeria đến thời điểm này là quân đội hiện đại và có năng lực tác chiến cao nhất, áp đảo nhất ở châu Phi nhờ trang bị các hệ thống vũ khí hiện đại của Nga.

Chiến dịch ném bom NATO của các quốc gia châu Âu nhằm vào nước láng giềng Libya là nguyên nhân khiến Algeria tập trung các các khoản đầu tư lớn nhằm tăng cường khả năng tác chiến trên không và chống tiếp cận hàng hải, sẵn sàng ngăn chặn và đánh trả một cuộc tấn công không hải tiềm tàng của phương Tây.

Chính vì vậy Algeria mua sắm hệ thống phòng không S-400 và Pantsir-SM cùng nhiều hệ thống khác, theo một số nguồn tin, quốc gia này đã đặt mua các máy bay chiếm ưu thế trên không Su-35 nhằm tăng cường cho các phi đội máy bay Su-30MKA hiện có.

Giống như Ấn Độ, Algeria đã mua tất cả các máy bay chiến đấu tốt nhất của Liên Xô và Nga từ những năm 1960, nhưng không quân quốc gia này không duy trì biên chế các máy bay cũ, đã cho nghỉ hưu các loại MiG-21 và MiG-23 để thay thế bằng các máy bay thế hệ thứ tư mới hơn.

Mua sắm Su-57 có khả năng cao, hoặc để thay thế các máy bay phản lực hiện có hoặc mở rộng năng lực tác chiến của Không quân. Trong tình huống nền kinh tế đang ở giai đoạn suy thoái, lựa chọn thứ hai có thể được hiểu là sẽ mua các máy bay chiến đấu thế hệ tiếp khi các tiêm kích Su-30MKA vẫn đang trong biên chế sẵn sàng chiến đấu, có thể trong những năm 2030.

Trong giai đoạn hiện nay, các cường quốc châu Âu đang bắt đầu sở hữu các máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 của Mỹ và mong muốn phát triển máy bay thế hệ thứ sáu, việc mua sắm các tiêm kích tàng hình Su-57 trước sẽ trở thành bức thiết. Tiêm kích tàng hình sẽ nâng cao chất lượng không quân Algeria, trở thành lực lượng răn đe ngăn chặn chống lại cuộc tấn công can thiệp của phương Tây.

Được trang bị tên lửa hành trình siêu thanh Kh-47M2, các căn cứ không quân và trung tâm chỉ huy trên khắp châu Âu đều nằm trong tầm tấn công, tính năng siêu cơ động khiến khả năng không chiến của Su-57 có thể vượt trội hơn bất cứ máy bay nào trong biên chế sẵn sàng chiến đấu của châu Âu trong tương lai gần.

Việt Nam

Trên truyền thông Việt Nam , thông tin về dự kiến mua sắm Su-57 xuất hiện vào giữa năm 2017, theo thông tin này, Việt Nam lên kế hoạch mua 12-24 máy bay chiến đấu Su-57 trong giai đoạn năm 2030-2035, thay thế một phần của lực lượng máy bay tiêm kích đa nhiệm Su-27 và Su-30 hiện có trong 3 trung đoàn, một trung đoàn khác là các máy bay cường kích chiến trường Su-22M3 và M4.

Những máy bay cường kích chiến trường này cũng đã quá tuổi về hưu. Nhiều thông tin tiếp theo về việc mua sắm này xuất hiện vào đầu tháng 01.2019 nhưng không có quan chức cao cấp nào xác nhận.

Việt Nam luôn là khách hàng truyền thống vũ khí trang bị của Liên Xô và Nga từ thời chiến tranh Việt Nam, MiG-21 là lực lượng chủ lực và cũng tìm thấy vinh quang của mình trên bầu trời miền Bắc trong Chiến tranh Việt Nam, sau đó Việt Nam đã mua lại MiG-23 để cân bằng sức mạnh với láng giềng Trung Quốc.

Quân đội Việt Nam phát triển một lực lượng không quân nhỏ nhưng tinh nhuệ, ưu tiên các máy bay chiến đấu chuyên dụng cao cấp dòng Su-27.

Với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn có khả năng mua sắm Su-57 trong tương lai, kế thừa trực tiếp các máy bay Su-27 và Su-30, chuyển các máy bay thế hệ cũ hơn trở thành các máy bay tiêm kích đa nhiệm với khả năng tấn công mặt đất.

Không quân Việt Nam hiện đang phải đối mặt với một thế hệ các máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không mới nhất của không quân PLA Trung Quốc như J-20, Su-35 và J-11D. Phương án mua sắm Su-57 có lẽ là giải pháp duy nhất hiệu quả để duy trì một sức mạnh răn đe, ngăn chặn trong bối cảnh hiện đại hóa nhanh chóng vũ khí trang thiết bị tấn công đường không của Trung Quốc.

Với những vũ khí đánh trả chủ lực của Việt Nam, trong đó có nhiều loại phương tiện cũ mới, bao gồm cả tên lửa đạn đạo Scud và máy bay cường kích chiến trường Su-22, Su-57 có thể tăng cường đáng kể khả năng răn đe của quốc gia.

Máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 có độ tin cậy cao, được trang bị tên lửa đạn đạo siêu âm Kh-47M2 hoặc tên lửa hành trình nhẹ hơn có thể tiến công hiệu quả vào các căn cứ không quân, các cơ sở quân sự hoặc là một phương tiện săn tàu hiệu quả.

Tên lửa Kh-47M2 có thể vô hiệu hóa bất kỳ tàu mặt nước hiện có nào với một đòn tấn công trực tiếp duy nhất trên phạm vi an toàn. Khả năng mua sắm Su-57 của Việt Nam rất cao, dù điều này khó có thể xảy ra trong những năm 2020.

Thổ Nhĩ Kỳ

Khả năng Thổ Nhĩ Kỳ mua Su-57 không chắc chắn, vì không giống như các khách hàng tiềm năng khác, đây là khách hàng lâu năm của máy bay chiến đấu phương Tây, quốc gia này còn là thành viên NATO.

Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến Syria ngày càng sẵn sàng tìm đến các nguồn không thuộc phương Tây khi nguồn cung của Mỹ và châu Âu không cung cấp các hệ thống có chất lượng như mong muốn của quốc gia này. Điển hình là quyết tâm mua hệ thống phòng không S-400 và mua một số lượng lớn xe tăng chiến đấu K2 Black Panther của Hàn Quốc.

Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng các cường quốc phương Tây chơi con bài hai mặt, tham gia hỗ trợ một cuộc đảo chính quân sự thất bại chống lại chính phủ vào năm 2016, tiếp tục hỗ trợ cho các tổ chức chống chính phủ như những người Gulenists, dân quân người Kurd ở các nước láng giềng.

Mỹ đã lên tiếng đe dọa chấm dứt quan hệ đối tác Thổ Nhĩ Kỳ trong chương trình máy bay tàng hình F-35, áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với việc mua sắm hệ thống S-400 của Nga có nhiều nguy cơ buộc nước này chuyển sang nguồn cung cấp máy bay chiến đấu thế hệ 5 khác, trong đó Su-57 của Nga là một lựa chọn hàng đầu

Khả năng mua sắm Su-57 được truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ nhắc lại nhiều lần từ giữa năm 2018, việc sản xuất các bộ phận máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ với những tính năng tương tự F-35 không thể có được những khả năng vượt trội của Su-57 so với máy bay tiêm kích thế hệ 5 hạng nhẹ một động cơ của Mỹ.

Tiêm kích tàng hình Su-57 không chỉ vượt trội lớn về thời gian bay, tốc độ, độ cao, tải trọng hữu ích và khả năng cơ động. Máy bay còn được trang bị các các tên lửa không đối không tiên tiến nhất với tầm bắn xa hơn, đảm nhiệm được các nhiệm vụ không đối đất, chống chiến hạm nổi.

Hơn thế nữa, máy bay được trang bị Hệ thống đối phó hồng ngoại định hướng độc đáo, vô cùng quan trọng trên chiến trường Trung Đông, nơi các nhóm chiến binh nổi dậy và khủng bố sở hữu một số lượng lớn tên lửa vác MANPADS, dẫn đường bằng hồng ngoại và sẵn sàng tấn công vào các máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ.

Với những F-35 cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ áp đặt những hạn chế đối với phần mềm điều khiển, một 'phiên bản hạ cấp' nhằm đảm bảo ưu thế của không quân Israel làm tăng thêm sức hấp dẫn của Su-57 như một giải pháp thay thế.

Sở hữu Su-57, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là quốc gia có được tiêm kích chiếm ưu thế trên không siêu tiên tiến mà không một quốc gia nào ở Trung Đông có được.

Nhưng việc mua sắm Su-57 sẽ khiến các quốc gia đồng minh NATO xa lánh Thổ Nhĩ Kỳ, trong tình huống khác là loại bỏ Thổ Nhĩ Kỳ, điều mà Ankara trong thời gian dài cố gắng tránh để xảy ra. Rất có thể Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cố gắng duy trì quan hệ với khối quân sự phương Tây, chấp nhận mức trừng phạt tối thiểu vì mua S-400.

Trường hợp buộc phải mua Su-57 chi có thể xảy ra khi Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục bị khiêu khích và có dấu hiệu cho thấy, Mỹ và phương Tây ủng hộ một cuộc “cách mạng màu” ở quốc gia này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại