Nga-TQ "bẻ từng chiếc đũa" của Mỹ: Đánh Iran mà không có đồng minh NATO?

Hoài Giang |

Nếu căng thẳng tiếp tục gia tăng trở thành xung đột quân sự Mỹ - Iran, Nga và Trung Quốc có thể không cần đợi lâu để có một cơ hội thể hiện bản thân một cách hiệu quả nhất.

Nếu Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ 3 nổ ra, Mỹ sẽ "đơn đả độc đấu"?

Khi căng thẳng Mỹ - Iran gia tăng, sự ảnh hưởng của Mỹ đối với các đồng minh càng ngày càng giảm sút.

Vào tuần trước, Thiếu tướng Anh Christopher Ghika, chỉ huy Liên minh chống khủng bố ở Iraq và Syria đã công khai phản đối với việc quân đội Mỹ củng cố vị trí trong khu vực.

Bộ Tư lệnh Trung tâm Hoa Kỳ (CENTCOM) đã nhanh chóng bác bỏ thông tin của Ghika, nhưng Bộ Quốc phòng Anh lại hỗ trợ ông.

Nga-TQ bẻ từng chiếc đũa của Mỹ: Đánh Iran mà không có đồng minh NATO? - Ảnh 1.

Thiếu tướng Anh Christopher Ghika trong một chuyến viếng thăm chiến trường chống nhóm khủng bố IS tại Iraq.

Các đồng minh NATO khác của Mỹ cũng đang chùn bước trong cuộc đối đầu với Iran.

Tây Ban Nha đã rút Khinh hạm Méndez Núñez (F-104) khỏi nhóm tác chiến tàu ​​sân bay USS Abraham Lincoln tại Vùng Vịnh.

Chính trị gia người Italia, Đại diện đối ngoại của EU bà Federica Mogherini đã kêu gọi "hạn chế tối đa" xung đột.

Ngược dòng lịch sử các cuộc chiến Vùng Vịnh, Chiến dịch "Bão táp sa mạc" năm 1991, Mỹ có gần 30 đồng minh. Tới Chiến dịch "Iraq tự do" năm 2003, Mỹ chỉ còn 4 đồng minh (Anh, Australia, Ba Lan và người Kurd Iraq).

Như vậy là nếu Chiến tranh Vùng Vịnh lần 3, Hoa Kỳ có thể sẽ một mình tham chiến.

Nga-TQ bẻ từng chiếc đũa của Mỹ: Đánh Iran mà không có đồng minh NATO? - Ảnh 2.

Các thông số chính của Khinh hạm Méndez Núñez (F-104) của Tây Ban Nha.

"Đòn dưới thắt lưng" của NgaTrung Quốc hay người Mỹ tự "chặt tay" mình?

"Nước Mỹ đơn độc" có phải là một cuộc khủng hoảng trong giới lãnh đạo Hoa Kỳ, hay nó đang chứng minh sự thiếu trung thành của châu Âu với Mỹ?

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thúc đẩy một cuộc chiến thương mại với Anh, Pháp, Đức trước khi vấn đề Iran nóng lên, nhưng ông không nghĩ tới ngày người Mỹ cần họ khi chiến sự nổ ra.

Trong khi đó, các cường quốc đối thủ (Nga, Trung Quốc) đang khai thác sự chia rẽ giữa Mỹ và Châu Âu để xác lập vị thế và gia tăng lợi ích cho chính họ.

Nga-TQ bẻ từng chiếc đũa của Mỹ: Đánh Iran mà không có đồng minh NATO? - Ảnh 3.

Châu Âu ủng hộ việc thực thi "Thỏa thuận hạt nhân Iran" và đang bị Mỹ đẩy vào ngõ cụt.

Khi Hoa Kỳ rời khỏi "Thỏa thuận hạt nhân Iran", họ đã đẩy Tây Âu vào ngõ cụt. Châu Âu đã ủng hộ thỏa thuận này, hy vọng tránh xa chiến tranh và giữ Iran trong vị thế một đối tác cung cấp dầu mỏ toàn cầu.

Giờ đây khối JCPOA (Khối các nước thực thi thỏa thuận hạt nhân Iran) không có Mỹ, ảnh hưởng từ nguồn cung năng lượng ngày càng tăng của Nga đối với châu Âu và ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc có nguy cơ ảnh hưởng tới quyết định của Châu Âu với các sự kiện.

Trung Quốc có lợi ích và có thể thực thi "quyền lực mềm" trong việc hồi sinh Thỏa thuận Iran và tránh chiến tranh ở Vịnh Ba Tư.

Trung Quốc thích quảng bá mình là một "cường quốc có trách nhiệm" và chủ yếu quan tâm đến sự ổn định và tăng trưởng kinh tế. Trung Quốc muốn dần được coi là một cường quốc trong các vấn đề quốc tế.

Trung Quốc không bị ảnh hưởng bởi chu kỳ chính trị như Phương Tây. Các đối tác của họ có thể nhận ra sự đảm bảo vì quốc gia 1 Đảng lãnh đạo không có khái niệm rút khỏi các thỏa thuận với chu kỳ 4 năm bầu cử chính phủ.

Và trên hết, Châu Âu cũng muốn một nguồn cung cấp dầu giá rẻ từ Iran.

Nga-TQ bẻ từng chiếc đũa của Mỹ: Đánh Iran mà không có đồng minh NATO? - Ảnh 5.

Iran là một đối tác quan trọng trong Sáng kiến "Vành đai - Con đường" của Trung Quốc.

Nga và Trung Quốc có những mục tiêu khác nhau, nhưng Iran hiện tại vẫn là điều tốt nhất

Mối quan tâm của Nga đối với Iran khác biệt so với Trung Quốc. Đối với Moscow, gây scandal (theo cách của ông Trump) là một phương pháp "rẻ tiền" để khẳng định lại vai trò ưu việt của nước Mỹ trong các vấn đề toàn cầu.

Chính sách khu vực Trung Đông của Nga khiến họ tìm thấy nhiều điểm chung với Iran. Cả Nga và Iran đều mong muốn kiềm chế ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Đông, một việc đã trở nên dễ dàng hơn kể từ khi ông Obama từ bỏ quyền bá chủ của Mỹ trong khu vực.

Iran (theo Hồi giáo Shia) cũng tìm cách làm suy yếu sự thống trị của các quốc gia Hồi giáo Sunni được Mỹ hậu thuẫn trong khu vực.

Trong khi Iran xây dựng các căn cứ quân sự ở Syria thì Nga đã sử dụng các căn cứ không quân của Iran để tiến hành các chiến dịch ném bom nhằm bảo vệ chính quyền và đối tác lịch sử của Nga tại Syria, Tổng thống Bashar al-Assad.

Nga-TQ bẻ từng chiếc đũa của Mỹ: Đánh Iran mà không có đồng minh NATO? - Ảnh 6.

Lực lượng dân quân do Vệ binh Hồi giáo Iran (IRGC) lãnh đạo là thành phần chủ chốt trong việc phòng thủ trước phiến quân tại Syria.

Liên minh Nga-Iran tại Syria chỉ là một phần của mối quan hệ quân sự rộng lớn hơn giữa Nga và Iran. Đầu năm nay, hai nước đã công bố kế hoạch tập trận hải quân chung trên Biển Caspian sau các cuộc tập trận năm 2015 và 2017.

Iran cũng là điểm đến của vũ khí Nga. Nga đã chuyển giao hệ thống phòng không S-300 cho Iran ngay sau khi triển khai JCPOA được ký năm 2016, mặc dù sau đó một thỏa thuận trị giá 10 tỷ USD đối với máy bay chiến đấu đã bị "đóng băng".

Nếu các lệnh trừng phạt do người Mỹ áp dụng đối với Iran được dỡ bỏ, lợi nhuận của vũ khí Nga sẽ mở rộng vì Iran sẽ có nhiều tiền hơn.

Iran bắn thử hệ thống S-300 do Nga cung cấp (Nguồn Ruptly).

Trung Quốc "nhường" Mỹ về vấn đề Iran, nhưng cả họ và Nga đều đang "rình mồi"

Đối với hầu hết các quốc gia, tầm quan trọng về tài chính của Iran nằm ở dầu mỏ. Cấm vận dầu mỏ Washington ngược lại là một món quà kinh tế và chính trị cho Nga. Nga được hưởng lợi khi nguồn cung năng lượng toàn cầu bị hạn chế, và tăng giá dầu xuất khẩu của chính họ.

Các quốc gia châu Âu thì hy vọng rằng bình thường hóa quan hệ với Iran sẽ cho phép họ thay thế năng lượng của Nga bằng Iran giờ đây bị "trói tay" vì sự phức tạp của các lệnh trừng phạt do Mỹ áp đặt.

Với việc xuất khẩu dầu mỏ của Iran bị gạt ra khỏi thị trường, Nga sẽ tiếp tục phát huy sức mạnh của mình trên lục địa châu Âu.

Dự án đường ống dẫn dầu NordStream II tiếp tục triển khai bất chấp sự phản đối của Mỹ có thể là dấu hiệu chắc chắn nhất cho thấy sự cam chịu và phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt của Nga.

Lệnh cấm vận của Mỹ đối với Iran ảnh hưởng khá lớn tới Trung Quốc, hiện là nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Trước khi Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt, Trung Quốc đã chi 15 tỷ USD mỗi ngày để nhập dầu mỏ Iran.

Trung Quốc cũng đã đầu tư rất nhiều vào khả năng cung cấp năng lượng của Iran và Iran là một mắt xích quan trọng trong Sáng kiến "Vành đai - Con đường".

Theo Viện Doanh nghiệp Mỹ, Trung Quốc đã đầu tư ít nhất 48,6 tỷ USD vào các giao dịch ở Iran, phần lớn trong số đó liên quan đến xây dựng cơ sở năng lượng hoặc giao thông vận tải. Tuy nhiên, Trung Quốc đã quyết định tuân thủ các trừng phạt mới của Mỹ.

Mặc dù đã có một số đơn hàng trước thời hạn, các đối tác lọc dầu thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc hàng đầu như Sinopec và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (CNPC), đã quyết định ngừng nhập khẩu dầu Iran, bất chấp hàng trăm tỷ USD mà họ đã đầu tư vào các mỏ dầu của Iran.

Các động thái của Sinopec và CNPC thể hiện sự không sẵn sàng của Trung Quốc tại thời điểm hiện tại để đối đầu trực tiếp với Hoa Kỳ.

Xử phạt có hiệu lực, cả CNPC và Sinopec đều lo lắng về khả năng tiếp cận tài chính quốc tế của họ, cách tốt nhất là họ chạy theo yêu cầu của trừng phạt của Mỹ. Tuy nhiên Trung Quốc vẫn có một kho dự trữ dầu Iran khổng lồ, Trung Quốc vẫn theo dõi sự phát triển.

Kết quả của cuộc leo thang hiện tại giữa Mỹ và Iran là không rõ ràng. Không rõ khi đó liệu các đồng minh NATO của Mỹ có ủng hộ hành động quân sự chống lại Iran hay không.

Trong khi đó, có những rủi ro sẽ xảy ra cho cả Nga và Trung Quốc khi quá háo hức để tận dụng các mối quan hệ với Châu Âu, tuy nhiên cũng có những cơ hội lớn cho họ cả về kinh tế và chính trị.

Và nếu căng thẳng tiếp tục gia tăng trở thành xung đột quân sự Mỹ - Iran, Nga và Trung Quốc có thể không cần đợi lâu để có một cơ hội thể hiện bản thân một cách hiệu quả nhất.

Tháng 6/2017, Iran và Trung Quốc tổ chức một cuộc tập trận chung tại eo Hormuz.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại