Nó có khả năng tiêu diệt mọi vệ tinh của đối thủ tiềm tàng trên quỹ đạo của Trái đất. Các chuyên gia phân tích của Mỹ đã chuẩn bị những tài liệu mà trong đó đề cập tới việc "Nudol" đã vượt qua 2.000km trong vòng 15 phút. Không chỉ vượt qua, mà còn bắn hạ mục tiêu.
Lầu Năm Góc không hiểu, nếu những tên lửa này sẽ được biên chế cho quân đội Nga, thì cần bao nhiêu quả tên lửa như thế để giải giáp hoàn toàn quân đội của NATO.
Để làm được điều đó, Nga không cần phải bỏ ra nhiều công sức, đơn giản đủ để bắn hạ một vài vệ tinh trên quỹ đạo Trái đất. Sau đó, quân đội Mỹ sẽ không còn bất cứ phương tiện liên lạc nào.
Bộ Quốc phòng Nga đã tuyên bố rằng "Nudol" sắp tới sẽ được biên chế cho quân đội Nga, với nhiệm vụ duy nhất là bắn hạ các vệ tinh gây nguy hiểm cho đất nước. Khác so với Mỹ, Nga không có bất cứ mục tiêu vụ lợi nào, ngoài việc muốn bảo vệ chính mính.
Đã nhiều lần Nga chứng minh bằng thực tế rằng trong cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Nga, người bước ra với vòng nguyệt quế là bên thứ hai. Vậy có đúng là Nga đã chiến thắng trong cuộc chạy đua vũ trang?
Tên lửa thần thánh
Về tên lửa mới А-235 "Nudol" - có rất ít thông tin. Đây là nghiên cứu mới đã qua thử nghiệm (ngày 30/8/2019 đã diễn ra lần phóng thử tại thao trường Sary-Shagan), và vì thế những tính năng của nó tạm thời vẫn chưa được công bố.
Theo các đánh giá của phương Tây, tên lửa loại này có thể bắn hạ các mục tiêu trong không gian với bán kính khoảng 1500km từ nơi xuất phát và ở độ cao tối đa 800km.
Nhiều khả năng, những đánh giá này đã tiệm cận với thực tế, bởi vì để đánh giá các khả năng của những tên lửa mới, thông thường người ta sử dụng phương pháp so sánh với các tên lửa hiện có.
A-235 "Nudol"
Thậm chí, theo các kích thước hình học, những tên lửa có thể mang tới một mường tượng nào đó về các tính năng của chúng. Có nghĩa là quả tên lửa có thể tiêu diệt được vệ tinh ở quỹ đạo gần Trái đất.
Nếu quả tên lửa có thể bắn hạ thứ gì đó trong không gian, thì có nghĩa là nó có thể bắn hạ bất cứ vệ tinh nào. Mà nếu có thể bắn hạ, thì một vài quả tên lửa như thế có thể bắn hạ các vệ tinh liên lạc hoặc GPS, quân đội Mỹ sẽ mất khả năng liên lạc và định vị. Hoan hô, kẻ địch đã bị đánh bại!
Nó không thể bay tới các vệ tinh
Toàn bộ vấn đề, tuy nhiên, lại nằm ở chỗ các vệ tinh hoạt động ở quỹ đạo địa tĩnh. Lấy ví dụ, vệ tinh USA-243, vệ tinh thông tin liên lạc dòng WGS (Wireband Global SATCOM), được phóng lên vào tháng năm 2013, hoạt động đúng ở quỹ đạo địa tĩnh với độ cao 35.786km.
Các vệ tinh của hệ thống NAVSTAR, hỗ trợ cho hệ thống GPS hoạt động theo những quỹ đạo vòng tròn ở độ cao 20180km.
Hình dung các quỹ đạo của những vệ tinh GPS (trên sơ đồ bên trái)
Những khả năng của A-235 "Nudol" không đủ để đưa lên quỹ đạo đầu đạn có khả năng đảm bảo tiêu diệt một vệ tinh liên lạc và định vị khá lớn.
Lấy ví dụ, để đẩy 730kg tải trọng lên quỹ đạo địa tĩnh cần một quả tên lửa tương đương với tên lửa H-II của Nhật Bản, với trọng lượng xuất phát 289 tấn. "Nudol" khiêm tốn hơn nhiều: theo các thông tin đăng tải, trọng lượng xuất phát của nó là 9,6 tấn. Cho nên "Nudol" đơn giản không thể bay tới các vệ tinh liên lạc và định vị.
Đầu đạn để bắn hạ các vệ ở quỹ đạo địa tĩnh, về bản chất cần phải là vệ tinh đúng nghĩa với khả năng bay lượn để tiến sát tới vệ tinh-mục tiêu ở khoảng cách, mà có thể huỷ diệt nó một cách hiệu quả bằng những yếu tố phá huỷ động lực học.
Có nghĩa là đầu đạn phải được trang bị động cơ định hướng và nhiên liệu dự phòng. Cũng cần phải có các thiết bị điều khiển và định vị, ắc quy để duy trì hoạt động cho những hệ thống điện tử.
Tất cả cộng lại – đó là khoảng 200-300kg trọng lượng hoặc gần mức đó. Bởi thế, tên lửa để bắn hạ những vệ tinh liên lạc và định vị phải lớn hơn "Nudol".
Vệ tinh hệ thống định vị - thiết bị khá lớn. GPS-IIF có trọng lượng 1,6 tấn
Không dưới 100 tên lửa
Đáng lẽ ra chỉ nên dừng lại ở đây. Tuy nhiên, cũng cần nhắc rằng trong thành phần nhóm các vệ tinh NAVSTAR có 32 vệ tinh hoạt động, còn trong thành phần WGS – 9 vệ tinh và thêm một chiếc nữa mới được phóng lên vào tháng 3/2019.
Ngoài ra, Mỹ cũng có hệ thống liên lạc vệ tinh đời trước DSCS, mà có thêm vài vệ tinh hoạt động trong đó (vào năm 2015 là 7 chiếc).
Có nghĩa là cần gần 20 cú bắn thành công để quân đội Mỹ bắt đầu gặp phải những vấn đề nghiêm trọng liên quan tới hệ thống liên lạc và định vị vệ tinh.
Ngoài ra, Mỹ và các đồng minh có những hệ thống vệ tinh hỗ trợ khác, mà có thể thay thế GPS.
Lấy ví dụ, đó là QZSS của Nhật Bản với 4 vệ tinh (dự kiến đến năm 2023 sẽ phóng thêm 3 vệ tinh nữa), mà hiện nay đang là hệ thống điều chỉnh tín hiệu GPS ở khu vực phía Tây Thái Bình Dương, nhưng có thể, theo một vài thông tin, hoạt động độc lập. Hạm đội hải quân Nhật Bản được trang bị các máy thu tín hiệu của hệ thống này.
Cho nên "bắn hạ vài vệ tinh" (kể cả trong trường hợp khả năng kỹ thuật cho phép) là chưa đủ để huỷ hoại hệ thống liên lạc và định vị của địch.
Cần phải nhiều lần phóng và bắn chính xác. Để có cơ hội phá huỷ các hệ thống vệ tinh của địch (căn cứ vào khả năng bắn trượt, tình huống bất thường và các nỗ lực phản kháng), cần phải có không dưới 100 quả tên lửa triển khai tuần tra chiến đấu chuyên bắn hạ các vệ tinh ở quỹ đạo địa tĩnh.
Cuộc tấn công nhằm vào các vệ tinh liên lạc và định vị không phải là một chiến dịch đơn giản như thoạt nhìn. Và thực hiện nó chắc chắn không phải bằng tên lửa "Nudol", mà nhiều khả năng, thực hiện chức năng của tên lửa đánh chặn các mục tiêu đạn đạo trên không gian, có nghĩa là những đầu đạn hạt nhân.