"Khi chúng ta ăn thêm vào buổi đêm sẽ làm cho nhịp điệu và vòng quay tự nhiên của cơ thể bị phá hủy, khiến cho giấc ngủ cũng bị phá hủy theo" - Tiến sĩ Partha Nandi, chủ nhân giải Emmy dành cho chương trình truyền hình lối sống Y tế "Ask Dr. Nandi" đã tiết lộ.
Có một vài lý do thực sự để từ bỏ thói quen ăn đêm:
1. Có thể dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản
Sau khi ăn tối, chỉ cần nằm xuống luôn cũng đã có thể thấy biểu hiện của rối loạn dạ dày. Và ăn đêm, đặc biệt là ăn nhiều vào buổi đêm càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày, rối loạn tiêu hóa gây đau bụng và khó chịu, ợ nóng.
Ăn đêm càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày (Ảnh minh họa).
Tiến sĩ Aditi G. Jha, bác sỹ đa khoa và người đứng đầu nhóm Y tế tại JustDoc cho biết: "Mức độ axit trong dạ dày sản xuất ít hơn vào khoảng thời gian từ 8 đến 10 giờ tối.
Do đó, khi ăn thêm một bữa đêm nữa thì lượng axit không đủ để tiêu hóa thức ăn. Một số trường hợp có thể gây ra trào ngược thực phẩm lên thực quản và gây kích ứng đường ống, gây đầy hơi.
2. Gây đổ mồ hôi đêm
Ợ nóng và khó tiêu không phải là dấu hiệu duy nhất khi ăn đêm mà còn có thể gây rối loạn giấc ngủ. Theo một bài báo được xuất bản ở trường Y Harvard, ăn đêm, đặc biệt là ăn gần giờ đi ngủ có thể gây đổ mồ hôi đêm vì nhiệt độ cơ thể cần phải tỏa ra để chuyển hóa thức ăn.
Ăn đêm, đặc biệt là ăn gần giờ đi ngủ có thể gây đổ mồ hôi đêm vì nhiệt độ cơ thể cần phải tỏa ra để chuyển hóa thức ăn.
"Cơ thể cần nhiều năng lượng để tiêu hóa một bữa ăn. Vào buổi đêm các cơ quan trong cơ thể hoạt động với tốc độ chậm hơn, kể cả quá trình tiêu hóa, đặc biệt protein và chất béo lại càng mất nhiều thời gian tiêu hóa" - Maria Sorbara Mora, một chuyên gia dinh dưỡng ở New York giải thích.
3. Gây mất ngủ
Khi ăn quá muộn, hệ thống tiêu hóa có thể bị đình trệ và gây tác dụng khó chịu. Vì vậy, tốt hơn là ăn tối hợp lý và không nên ăn quá muộn.
Ăn đêm gây mất ngủ.
Ăn đêm sẽ gây ra các triệu chứng ợ nóng và khó tiêu, từ đó sẽ dẫn đến khó ngủ, thậm chí mất ngủ. Tuy nhiên cũng không nên để dạ dày rỗng đi ngủ vì cơ thể sẽ bị thiếu nhiên liệu để vận hành toàn cỗ máy, sẽ sản xuất cortisol thôi thúc chúng ta dậy để tìm thức ăn.
4. Ăn đêm thường ăn đồ không lành mạnh
Những món ăn đêm thường thấy là kem, bánh ngọt, khoai tây chiên… đều nhiều calo có thể gây tăng cân. Tiến sĩ Nandi nói: Ăn đêm có thể ảnh hưởng đến hormone ghrelin – hormone làm tăng cảm giác ngon miệng.
Ăn đồ ăn không lành mạnh gây tăng cân.
Tuy nhiên, hormone này thường có giờ nghỉ tái tạo từ tầm 8h tối đến 8h sáng nên nếu ăn đêm thì sẽ làm thay đổi khung hoạt động của nó.
Và việc ăn đêm sẽ dẫn đến thói quen xấu nữa là cứ đến thời gian đó bạn sẽ có cảm giác đói, khó kiềm chế, ảnh hưởng không tốt đến trí nhớ và sự tập trung.
5. Tạo thói quen ăn đêm không lành mạnh
Nếu đêm nay ăn hamburger và khoai tây chiên thì ngày mai có thể sẽ tiếp nối ăn pizza, bánh phomat… Đó là một thói quen ăn uống tạo ra vòng ăn uống luẩn quẩn thậm chí khó phá vỡ.
Những đồ ăn đêm sẽ tạo thói quen ăn uống không lành mạnh.
"Thời gian ngủ là thời gian não bộ huy động đủ melatonin (hormone làm thay đổi màu da và giúp điều hòa nhịp sinh học) và serotonin. Khi não bộ không huy động đủ thì sẽ gây cảm giác thèm đồ ngọt và tinh bột, đặc biệt vào buổi tối. Đó cũng là cách cơ thể cố gắng cân bằng hóa học" – bà Mora giải thích.
6. Không nên ăn nhiều và cần lựa chọn đồ ăn đêm
"Nếu bạn không thể tránh ăn đêm thì nên chọn những thực phẩm lành mạnh để ăn như trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt – đây là những thực phẩm ít calo và dễ tiêu hóa.
Chọn đồ ăn đêm hợp lý.
Bên cạnh đó, không nên uống rượu, đồ uống có caffeine trước khi ngủ tránh gây kích thích não bộ." - Tiến sỹ Nandi gợi ý.
7. Ăn nhẹ buổi tối
Bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm nên ăn thì Tiến sỹ Nandi cũng chia sẻ nên chia nhỏ bữa ăn để giữ năng lượng trong cơ thể bền vững và kiểm soát sự thèm ăn.
Bữa tối chỉ ăn vừa phải.
Bữa tối chỉ nên ăn vừa phải, không nên ăn quá no. Song song đó, cần hạn chế ăn quá nhiều vào ban ngày để có thể dẫn đến cảm giác thèm ăn và ăn không lành mạnh vào ban đêm.
*Theo List