Hà Nội đối phó với chu kỳ dịch sởi bùng phát thế nào?

Đ.Hưng/VOV.VN |

Trước nguy cơ dịch sởi gia tăng, Sở Y tế chỉ đạo rà soát và tiêm vét vắc xin sởi cho trẻ tiêm chủng theo tuần để tăng khả năng tiếp cận vắc xin.

Chiều 14/8, thông tin về công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố Hà Nội, ông Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết: từ đầu năm đến nay tình hình dịch bệnh tại Hà Nội ổn định, không có dịch bệnh xảy ra.

Ghi nhận có 315 trường hợp mắc (lũy tích từ đầu năm), các ca mắc bệnh sởi đều do chưa được tiêm phòng. Các trường hợp bệnh tản phát, không tập trung thành ổ dịch. Bệnh nhân phân bố rải rác tại 30 quận, huyện, thị xã.

Hà Nội đối phó với chu kỳ dịch sởi bùng phát thế nào? - Ảnh 1.

Trẻ dưới 2 tuổi cân được tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin phòng bệnh sởi. (Ảnh minh họa).


Tuy nhiên, theo các chuyên gia dự báo dịch sởi có thể tiếp tục gia tăng trong các tháng cuối năm nay và đầu năm 2019 vì các lý do: dịch sởi tại Hà Nội nằm trong bối cảnh chung của tình hình dịch sởi trên thế giới và tại Việt Nam đến nay ghi nhận 800 trường hợp mắc và đã có 1 trường hợp tử vong ở Hưng Yên.Lãnh đạo ngành Y tế Hà Nội nhận định, mặc dù số mắc sởi tăng so với cùng kỳ, đối tượng mắc là trẻ em chưa đến tuổi tiêm chủng vắc xin phòng sởi hoặc chưa tiêm đủ mũi theo quy định; dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát, các ca bệnh đều chưa được phát hiện sớm và khoanh vùng xử lý kịp thời.

Lãnh đạo ngành Y tế Hà Nội lưu ý, tình hình dịch đang có xu hướng gia tăng mặc dù thời tiết mùa hè; năm 2018-2019 bắt đầu bước vào chu kỳ dịch sởi sau 4 năm (tại Hà Nội dịch bệnh sởi xuất hiện và bùng phát vào năm 2014); mặc dù tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ vắc xin sởi của Hà Nội luôn đạt so với tỷ lệ chung của Quốc gia nhưng vẫn còn 3-5% trẻ không được tiêm vắc xin sởi.

Ông Hoàng Đức Hạnh cho biết, trước nguy cơ dịch sởi gia tăng, Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị tổ chức rà soát và tiêm vét vắc xin sởi cho trẻ từ đủ 9 tháng đến dưới 5 tuổi.

Từ tháng 1/2018, các đơn vị tổ chức tiêm chủng theo tuần tại tất cả các trạm y tế xã, phường, thị trấn để tăng khả năng tiếp cận vắc xin phòng bệnh của người dân.

Các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện phân luồng, phân loại bệnh nhân; tổ chức cách ly, bố trí buồng cách ly sẵn sàng cấp cứu điều trị khi bệnh nhân mắc dịch bệnh và đảm bảo đầy đủ cơ số cấp cứu điều trị trong trường hợp dịch bệnh bùng phát trên địa bàn.

Tuy nhiên, ông Hoàng Đức Hạnh cho rằng, công tác phòng chống dịch bệnh đặc biệt là bệnh sởi hiện nay gặp một số khó khăn do là thành phó có sự biến động dân cư dẫn đến khó khăn trong việc thống kê, quản lý đối tượng tiêm chủng.

Một số trẻ em không được tiêm chủng đầy đủ theo quy định (do trẻ ốm hoặc lo ngại phản ứng không mong muốn có thể gặp phải sau khi tiêm vắc xin) vì vậy hàng năm sẽ tích lũy số lượng lớn trẻ em không có miễn dịch chủ động phòng bệnh sởi và không dễ bị mắc bệnh tiếp xúc với người bệnh.

Đối tượng trẻ dưới 9 tháng chưa tiêm chủng có nguy cơ mắc dịch bệnh này.

“Hà Nội có nhiều bệnh viện tuyến cuối, đặc biệt như Bệnh viện Nhi Trung ương thường tiếp nhận nhiều bệnh nhân mắc sởi của tỉnh, thành khác do đó dễ làm gia tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh vào thành phố”, ông Hoàng Đức Hạnh nói./.

Cuối năm 2018- Dịch sởi sẽ bùng phát? VOV.VN - Bệnh sởi có tính chu kỳ, cứ 4-5 năm thì có một vụ dịch. Vụ dịch gần nhất tại Hà Nội vào cuối năm 2013 và đầu năm 2014.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại