Chắc chắn rằng, những câu hỏi này có thể khiến bạn thắc mắc muốn tìm hiểu. Sau đây là những quan niệm sai lầm về giấc ngủ và tầm quan trọng của việc ngủ trong một ngày hoạt động của chúng ta.
Sức mạnh của giấc ngủ
Chắc hẳn, bạn nhận thấy rằng, mình có nhiều thứ để làm hơn là ngủ. Nhưng sự thật là để làm mọi việc trôi chảy, bạn cần phải có thời gian nghỉ ngơi, tức là ngủ. Trong khi nghỉ ngơi, não của bạn vẫn bận rộn, giám sát một loạt các chức năng bảo dưỡng sinh học, để giữ cho bạn hoạt động tốt nhất. Nếu không ngủ đủ giấc, quá trình giúp cơ thể phục hồi, sẽ có lúc cơ thể bạn réo rắt đòi sửa chữa. Bỏ qua "liều lượng" giấc ngủ cần thiết mỗi ngày, bạn sẽ gặp những sự cố về thể chất lẫn tinh thần.
Giấc ngủ ngon sẽ làm tiêu hao sự mệt mỏi, khôi phục lại sức lực, giữ cho thần kinh được cân bằng, bảo vệ đại não, vì thế giữ cho con người tính tình ôn hòa, cởi mở, có tác dụng khôi phục và tăng cường trí nhớ, vì thế nâng cao hiệu suất công việc. Đặc biệt, những người thường xuyên phải lao động trí óc căng thẳng cần được ngủ đủ giấc. Nếu thiếu ngủ kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn thần kinh, dễ cau có, nổi nóng, suy nhược hệ tuần hoàn não và có thể sinh ra nhiều chứng bệnh khác. Thiếu ngủ còn ảnh hưởng đến nồng độ các hormon tuyến giáp trong máu, có thể dẫn đến nguy cơ cao huyết áp.
Vì vậy, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mọi hoạt động hằng ngày của bạn!
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không ngủ
Cách tốt nhất để hiểu vai trò của giấc ngủ là nhìn vào những gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không ngủ. Thiếu ngủ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hoạt động của não bộ. Chỉ sau một đêm không ngủ, mức độ tập trung của bạn sẽ trở nên khó khăn hơn, thời gian tập trung cũng rút ngắn đáng kể.
Mất ngủ không chỉ có tác động đến chức năng nhận thức, mà còn tác động đến sức khỏe tinh thần và thể chất con người. Nó có thể gây ra các các rối loạn như khó thở, căng thẳng và bệnh huyết áp cao, đồng thời mất ngủ làm tăng nguy cơ béo phì vì các hormone và enzym kiểm soát sự thèm ăn và tăng cân tạo ra trong lúc ngủ.
Khi ngủ
Một số trong chúng ta nghĩ rằng, việc thiếu ngủ vào ban đêm có thể được tạo thành bằng cách ngủ suốt ngày. Nhưng ngủ vào ban đêm và thức vào ban ngày không phải là cách mà cơ thể bạn được thiết kế để hoạt động. Theo sinh học, vào ban đêm, cơ thể bạn phản ứng với sự thiếu thốn ánh sáng ban ngày bằng cách sản xuất melatonin - một loại hormone làm cho bạn buồn ngủ. Ban ngày, ánh sáng mặt trời tác động nên não phải ngừng sản xuất melatonin, do đó, bạn cảm thấy tỉnh táo và cảnh giác. Trong trường hợp bạn muốn tỉnh táo vào ban đêm, hãy chú ý đến thông tin này và thay đổi lịch trình giấc ngủ của bạn.
Mỗi ngày, bạn cần ngủ bao lâu là đủ?
7,5 giờ - 9 giờ. Đây là số giờ mà người lớn phải bỏ ra ngủ mỗi đêm. Lý do tại sao con số này quan trọng? Bởi vì não sẽ tái sinh năng lượng cho cơ thể của bạn trong khi bạn ngủ. Nếu bạn ngủ ít hơn nhu cầu cần thiết, bộ não sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ ban đêm và kết quả là bạn không thể hoạt động tốt vào ngày hôm sau.
Như vậy, chúng ta cần ngủ đủ giấc bởi đó là điều kiện cần thiết để duy trì mức độ hoạt động bình thường của các chức năng nhận thức như phát biểu, ghi nhớ, tư duy sáng tạo và linh hoạt.