Đường không chỉ là một thành phần xuất hiện trong nhiều món ăn, đồ uống hàng ngày mà còn đóng vai trò quan trọng cho sự chuyển hóa của cơ thể. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều đường mỗi ngày lại là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe và là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.
1. Đẩy nhanh quá trình lão hóa da
Đường có sức tàn phá khủng khiếp đến da.
Đường sau khi nạp vào cơ thể, đi vào máu và bắt đầu phá vỡ cấu trúc protein bao gồm collagen và elastin, làm cho da bị khô và hình thành nếp nhăn. Da bị yếu đi, dễ bắt nắng và lão hóa dần dần.
2. Tăng mức độ viêm nhiễm
Đường khiến tình trạng nhiễm trùng diễn ra nghiêm trọng hơn.
Đường là tác nhân gây viêm nhiễm nặng hơn, da xuất hiện mụn nhọt, gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp.
Ngay cả khi bị cảm lạnh, viêm họng…một tách trà ngọt tưởng như có lợi cho sức khỏe, nhưng chính đường trong trà lại thành yếu tố giúp vi khuẩn trong cổ họng sinh sôi phát triển mạnh hơn. Chỉ thêm lợi bất cập hại!
3. Gây bệnh tim mạch
Đường có tác dụng làm tăng lượng cholesterol gây ra các bệnh tim mạch.
Trong suốt thế kỉ 20, mọi người được khuyên nên bớt ăn chất béo - dễ tăng cholesterol trong máu - để làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch mà không chú ý đến việc hạn chế ăn đồ ngọt. Sang thế kỉ 21, mọi chuyện đã khác, các nghiên cứu đều chỉ ra đường làm gia tăng đáng kể cholesterol máu, làm tổn thương thành mạch máu, các bệnh tim mạch cũng vì thế tăng mạnh.
4. Khó kiểm soát tâm trạng
Đường khiến cho con người dễ bị căng thẳng, trầm cảm.
Kết quả các cuộc nghiên cứu cho thấy đường ức chế, làm giảm hooc-môn BDNF – thường hay gặp ở những người bị trầm cảm, tâm thần phân liệt và khiến bệnh trầm trọng hơn. Nhiều người cho rằng khi lo lắng, buồn bã, nên ăn đồ ngọt để giảm căng thẳng.
Thực tế thì ăn nhiều đồ ngọt có đường lại càng làm nỗi lo lắng tăng lên, nguy cơ mắc bệnh trầm cảm theo đó cũng gia tăng.
*Theo Brightside