Dù rất chịu khó đánh răng, nhưng 6 nguyên nhân sau khiến miệng vẫn bị hôi

Trần Quỳnh |

Tình trạng hôi miệng, hơi thở có mùi khó chịu không chỉ do vệ sinh răng miệng sai cách mà còn bắt nguồn từ hàng loạt nguyên nhân phổ biến dưới đây.

1. Uống ít nước

Bên cạnh việc chăm sóc răng miệng không tốt, cơ thể thiếu hụt lượng nước chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng hôi miệng.

Khi lượng nước bên trong chúng ta ở dưới mức cần thiết, khoang miệng sẽ hạn chế tiết nước bọt. Trong khi đó, nước bọt đóng vai trò tiêu diệt những vi khuẩn gây mùi và bảo vệ khoang miệng.

Ngoài ra, nước bọt còn đóng vai trò thiết yếu trong việc tạo nên môi trường sống cho các tế bào trong khoang miệng. Bởi vậy, nước bọt ít đồng nghĩa với việc các tế bào tại đây sẽ chết đi và bốc mùi.

Xuất phát từ tầm quan trọng của nước bọt đối với sức khỏe răng miệng, các chuyên gia y tế khuyên chúng ta nên uống đủ từ 6 – 8 cốc nước/ngày.

Bên cạnh việc uống nước lọc, bạn cũng có thể uống thêm nước trà xanh, tuy nhiên cần lựa chọn thời điểm chính xác để tránh phản tác dụng.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Israel vào năm 2012 đã chứng minh các chất chống oxy hóa trong trà xanh có khả năng làm thay đổi một số hợp chất lưu huỳnh giúp cải thiện tình trạng hôi miệng.

Không chỉ vậy, một trong những giải pháp "chữa cháy" nhanh nhất cho những người gặp vấn đề về hơi thở chính là kẹo cao su không đường. Loại kẹo này sẽ kích thích nước bọt tiết ra nhiều hơn để chống hôi miệng.

Dù rất chịu khó đánh răng, nhưng 6 nguyên nhân sau khiến miệng vẫn bị hôi - Ảnh 1.

Thiếu nước dẫn tới khoang miệng bị khô, nước bọt tiết ra ít là một trong những nguyên nhân phổ biến gây mùi trong khoang miệng. (Ảnh minh họa).

2. Mắc các bệnh viêm xoang, viêm mũi

Do tai, mũi, họng thông với nhau, nên việc nhiễm trùng trong mũi hay viêm xoang sẽ gây tích tụ vi khuẩn, mưng mủ tại cơ quan này và dẫn tới hôi miệng.

Bạn cần điều trị dứt điểm, kịp thời để tránh bệnh tình trở nặng. Thường xuyên làm sạch xoang mũi bằng nước mũi cũng là một giải pháp hữu ích cho cả khoang mũi và khoang miệng.

Ngoài ra, chứng hôi miệng mạn tính còn có nguyên nhân bắt nguồn từ một loạt các bệnh lý như tiểu đường, nhiễm trùng xoang nặng, viêm mũi, rối loạn tiêu hóa, các bệnh liên quan tới gan, thận…

Vì vậy, khi thấy khoang miệng có mùi khó chịu, hơn nữa lại không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên tới các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe toàn diện.

3. Bị trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng diễn ra khi cơ thực quản bị suy yếu, khiến axit dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Người bệnh thường có các triệu chứng như ợ nóng, thường xuyên cảm thấy nóng trong ngực, nóng họng, miệng có vị chua và có mùi hôi khó chịu.

Theo cảnh báo từ các chuyên gia dinh dưỡng, việc ăn thường xuyên các loại thực phẩm như đồ chiên rán, đồ ăn nhiều chất béo, socola, cà phê, đồ uống có gas… sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản và dẫn tới hôi miệng.

4. Sâu răng

Không phải lúc nào răng bị sâu cũng gây cho chúng ta cảm giác đau đớn. Bởi vậy, sâu răng thường được phát hiện rất muộn và trong tình trạng nặng.

Ít ai biết rằng, sâu răng cũng có mặt trong danh sách một trong số những nguyên nhân phổ biến dẫn tới hôi miệng.

Khi các vi khuẩn tấn công và ăn mòn từ men răng cho tới tủy răng, chúng sẽ giải phóng ra lưu huỳnh, gây nên những mùi hôi khó chịu bên trong khoang miệng.

Bởi vậy, các bác sĩ nha khoa luôn khuyến nghị chúng ta cần thường xuyên kiểm tra tình trạng răng miệng của mình, tốt nhất là nên đi khám răng định kỳ 6 tháng một lần.

Dù rất chịu khó đánh răng, nhưng 6 nguyên nhân sau khiến miệng vẫn bị hôi - Ảnh 2.

Không chỉ gây tổn thương trực tiếp tới răng, các vi khuẩn sâu răng còn làm ảnh hưởng tới môi trường trong khoang miệng và khiến hơi thở nặng mùi. (Ảnh minh họa).

5. Sỏi amidan

Sỏi amidan xuất hiện với số lượng nhiều ở những người bệnh bị viêm amidan mạn tính.

Khi xuất hiện loại sỏi này, người bệnh sẽ gặp khó khăn khi nuốt nước bọt hay nuốt thức ăn, đôi lúc cảm thấy giống như cổ họng bị hóc xương.

Sỏi amidan không chỉ gây đau đớn và khó chịu trong sinh hoạt mà còn gây nên tình trạng hôi miệng.

6. Ăn các thực phẩm gây mùi

Nếu không muốn hơi thở có mùi, chúng ta nên tránh xa những loại thực phẩm "nặng mùi" như hành, tỏi, rau mùi, sầu riêng, rượu, bia...

Trong quá trình chuyển hóa, những thực phẩm này sẽ tạo ra dư chất dạng hơi và bám dính vào họng cùng khoang miệng, tạo thành những mùi hôi khó chịu.

Chưa dừng ở đó, việc ăn nhiều thức ăn chứa đạm, mỡ và các gia vị tạo mùi sẽ sinh ra nhiều chất sulfur hôi và khiến hơi thở có mùi.

Dù rất chịu khó đánh răng, nhưng 6 nguyên nhân sau khiến miệng vẫn bị hôi - Ảnh 3.

Các loại thực phẩm và gia vị nặng mùi sẽ khiến hơi thở của bạn bị "ám" những mùi khó chịu. (Ảnh minh họa).

Những giải pháp ngăn ngừa hôi miệng

Để giữ cho hơi thở luôn thơm tho, ta cần chú ý những điều sau:

- Quan tâm đến việc vệ sinh răng miệng. Đánh răng cẩn thận sau khi ăn giúp làm sạch hết thức ăn sót trong miệng, kẽ răng. Dùng thêm chỉ nha khoa để có hiệu quả tốt nhất.

- Duy trì độ ẩm cho khoang miệng bằng cách uống nước đều đặn, liên tục.

- Tránh các thực phẩm có thể gây mùi hôi ở miệng.

- Ăn nhiều trái cây và rau, hạn chế ăn đồ chiên, thực phẩm nhiều chất béo, thực phẩm dễ gây mảng bám cho răng.

- Tránh xa rượu bia, thuốc lá.

*Theo Health Huanqiu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại