Dù là Đông y hay Tây y thì việc chăm sóc ngũ tạng để khỏe mạnh luôn là ưu tiên hàng đầu trong việc chăm sóc sức khỏe của mỗi người.
Mặc dù chúng ta không trực tiếp nhìn thấy ngũ tạng như các bộ phận bên ngoài, nhưng một khi ngũ tạng không được chăm sóc đủ, chúng sẽ sớm sinh bệnh, và sẽ có những trieeuj chứng thể hiện ra ngoài với mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Câu hỏi đặt ra là, làm sao để có thể chăm sóc sức khỏe cho các cơ quan nội tạng một cách tốt nhất? Sau đây là bí quyết đơn giản hàng ngày giúp bạn thực hiện điều này.
Cách điều chỉnh sức khỏe của 5 cơ quan nội tạng
1, Tăng cường sức khỏe gan
(1) Mệt mỏi quá mức có thể làm hỏng gan. Thông thường, bạn nên cố gắng không làm cho bản thân rơi vào trạng thái lao lực hay mệt mỏi quá mức. Ngay cả việc làm việc hay tập thể dục đều cần phải giữ nhịp độ vừa phải, từ ít đến nhiều, từ đơn giản đến phức tạp, không nên làm quá sức.
(2) Chúng ta đều biết rằng, khi nằm xuống, ở tư thế này cơ thể sẽ ưu tiên cung cấp máu cho gan. Nghỉ ngơi thường xuyên không chỉ có thể duy trì chất lượng giấc ngủ tốt mà còn hỗ trợ gan vận hành hiệu quả hơn. Đi ngủ sớm chính là điều kiện tốt để chăm sóc gan một cách trực tiếp.
(3) Hãy duy trì một chế độ ăn nhẹ và ăn ít trong mỗi bữa ăn để gan có kế hoạch làm việc ở mức trung bình, không quá tải. Hạn chế hoặc sử dụng ít thức ăn cay, nóng, hoặc kích thích để ngăn ngừa tổn thương khí trong gan.
2, Tăng cường sức khỏe tim
(1) Thường xuyên xoa bóp các huyệt Lao cung trong lòng bàn tay và các huyệt Dũng tuyền ở lòng bàn chân trước khi đi ngủ mỗi đêm, có thể đóng vai trò kết nối tim và thận, từ đó có thể cải thiện giấc ngủ.
Huyệt lao cung
(2) Dưỡng tâm quan trọng nhất chủ yếu là để dưỡng thần. Hãy nuôi dưỡng tinh thần tốt nhất có thể. Cố gắng giữ sự an tâm và bình thản dù khi bạn gặp khó khăn. Tuy nhiên, bạn không thể quá vui hay quá lo lắng, trạng thái trái ngược cũng không tốt. Đừng phấn khích/kích động quá mức cũng đừng đau buồn quá mức.
Khi bạn tương tác với mọi người, bạn không nên quan tâm đến những lợi ích và thiệt hại, mất mát, thay vào đó, hãy suy nghĩ đơn giản về sự được/mất để duy trì trạng thái tĩnh lặng của tâm trí.
(3) Về mặt ăn uống, bổ sung thực phẩm, bạn có thể bổ sung thêm nhân sâm, nhãn, hạt sen, hoa huệ, nấm đen, v.v ... để nuôi dưỡng trái tim và dưỡng âm tốt hơn.
(4) Chú ý đến giờ nghỉ trưa. Trái tim hoạt động mạnh nhất vào buổi trưa, và đây cũng là lúc âm dương giao nhau. Nghỉ ngơi đủ vào buổi trưa có thể giữ cho trái tim ổn định sức khỏe một cách thuận lợi.
3, Tăng cường sức khỏe thận
(1) Thường xuyên sử dụng bàn tay để xoa bóp các huyệt Đan điền hạ và huyệt Quan nguyên ở phía trước, trong khi đồng thời dùng bàn tay còn lại xoa bóp các huyệt Mệnh môn và huyệt Yêu dương ở phía sau.
(2) Thường xuyên ăn quả óc chó, quả mâm xôi, đậu đen, vừng có thể bảo vệ thận.
(3) Khi bạn đi tiểu, bạn có thể kết hợp thực hiện động tác dí ngón chân chạm xuống đất với một lực mạnh hơn (cũng có thể nhón gót chân để dồn lực về phía trước các ngón chân) và cắn răng, giúp duy trì khí trong thận.
4, Tăng cường sức khỏe phổi
(1) Thực hiện bài tập hít thở sâu thường xuyên vào buổi sáng, hãy giảm tốc độ và cố gắng đạt 6,4 giây với một hơi thở ra và vào. Phương pháp này có thể nuôi dưỡng phổi.
(2) Việc sử dụng phương pháp ngưng thở/nín thở giúp tăng cường chức năng phổi. Trước tiên hãy hít vào, dừng lại sau khi đóng cánh mũi, cố gắng giữ hơi thở cho đến khi bạn không thể chịu đựng được, sau đó thở ra, lặp lại 18 lần.
(3) Ăn nhiều trái cây nuôi dưỡng phổi, chẳng hạn như ngô, dưa chuột, cà chua, lê, v.v.
5, Tăng cường sức khỏe lá lách
(1) Thực hiện bài tập massage bụng 36 lần một ngày trước khi ngủ và sau khi ngủ dậy.
Bài tập xoa bụng này có thể thực hiện hàng ngày bằng cách nằm ngửa trên giường, tập trung vào rốn, xoa đều 36 lần theo chiều kim đồng hồ bằng lòng bàn tay, sau đó xoa tiếp 36 lần ngược chiều kim đồng hồ.
Đồng thời chạm và xoa bóp 120 lần vào huyệt Thiện trung ở trên rốn xoa ấn 100 cái vào huyệt Đan điền phía dưới rốn.
(2) Về chế độ ăn uống, chỉ nên ăn no khoảng 70-80% sức chứa của dạ dày. Thường xuyên ăn càng nhiều càng tốt những thực phẩm hỗ trợ lá lách để cải thiện chức năng lá lách và dạ dày, thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, như táo gai, khoai từ…
Ngoài ra bạn cũng nên thường xuyên ăn một ít rau mùi, tảo bẹ, bí xanh và các món có tác dụng khai thông dạ dày và lá lách khác.
*Theo Health/TT