Đồng minh của Nga "đòi" đối thoại với NATO: Cửa trên về quân sự hay dậu đổ bìm leo?

Hoài Giang |

Quốc gia đồng minh lâu năm của Nga có 1.200 km đường biên giới với các quốc gia NATO đã ngỏ ý tăng cường đối thoại với tổ chức quân sự này.

Ngày 31/12/2019, hãng tin TASS đưa tin Belarus ngỏ ý sẵn sàng "phát triển sự hợp tác" với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Bộ Quốc phòng Belarus tuyên bố rằng hợp tác với NATO được coi là một hoạt động chính trong chính sách đối ngoại đa phương nhằm duy trì mối quan hệ thân thiện và láng giềng với các "đối tác nước ngoài".

"Cộng hòa Belarus quan tâm đến việc duy trì và phát triển đối thoại với NATO. Điều này là khá tự nhiên khi xem xét thực tế rằng liên minh quân sự này có vai trò ở cấp độ thế giới".

Belarus có 1.200 km biên giới chung với các thành viên của NATO. Quốc gia này cũng đã tham gia chương trình "Đối tác vì Hòa bình" của NATO trong các hoạt động như ứng phó khủng hoảng và thiên tai, chống khủng bố và buôn người, bảo vệ biên giới và nghiên cứu khoa học.

Đồng minh của Nga đòi đối thoại với NATO: Cửa trên về quân sự hay dậu đổ bìm leo? - Ảnh 1.

Hình minh họa cho bài viết của TASS.

"Cộng hòa Bêlarut rất muốn tăng cường các tiềm năng chống lại những thách thức và mối đe dọa mới đối với an ninh quốc tế ", Bộ quốc phòng Belarus nhấn mạnh.

Tuy vậy, trong khi xây dựng quan hệ đối thoại và hợp tác quân sự với NATO, Minsk vẫn coi trọng thực tế rằng:

"Liên bang Nga là đối tác chiến lược của Cộng hòa Belarus và Belarus là một quốc gia thành viên của CSTO (Hiệp ước an ninh tập thể) và CIS/SNG (Liên bang các quốc gia độc lập)".

Bộ Quốc phòng Belarus bổ sung thêm rằng "sẽ khá là cường điệu khi nói rằng hợp tác (của Belarus) với NATO trong lĩnh vực quân sự được thực hiện ở cấp độ cao.

Các cuộc đối thoại thường xuyên giữa đại diện của Bộ Quốc phòng (Belarus) và các quan chức tương ứng của NATO hiện vẫn chưa có và biện pháp hạn chế của NATO liên quan đến Belarus vẫn có hiệu lực.

Cho đến nay, thỏa thuận về an ninh (thông tin) giữa Cộng hòa Belarus và NATO vẫn chưa có hiệu lực. Thỏa thuận này đã được ký vào năm 1995 nhưng hiệu lực của nó đang bị chặn bởi liên minh (NATO)".

Việc Belarus ngỏ ý muốn tăng cường đối thoại và hợp tác với NATO được TASS bình luận bằng cụm từ "top brass" có hàm ý rằng một thế lực ở "cửa trên", đặc biệt là về quân sự.

Có lẽ người Nga (và Belarus) đang cho rằng trong bối cảnh NATO ngày càng bị chia rẽ trầm trọng do các xung đột nội khối (giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các nước Châu Âu và Mỹ về vấn đề ngân sách và tổ chức), họ đang ở "cửa trên".

Cuộc tập trận "Slavic brotherhood" của Nga - Serbia và Belarus năm 2018.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại