Dấu hiệu ở miệng cảnh báo gan, thận, phổi, lá lách... đang "kêu cứu"

Thanh Nga |

Miệng có vị lạ không phải là do vệ sinh cá nhân không sạch sẽ mà còn tiết lộ vài điều về sức khỏe của bạn.

Miệng có vị lạ là điều rất bất tiện nhưng cuộc sống hiện đại khiến con người phải chịu nhiều áp lực, việc thay đổi thói quen ăn uống, ăn uống thất thường, không lành mạnh dễ dẫn đến miệng "rau mùi".

Tuy nhiên nhiều người lại chỉ coi hiện tượng đó là vấn đề vệ sinh cá nhân, cũng có người lại cho rằng đó là vấn đề rối loạn dịch vị tiết ra bên trong cơ thể.

Miệng đắng

Nhưng theo quan điểm của đông y, dịch thể trong miệng và các cơ quan trong cơ thể như tim, gan, phổi, lá lách, thận… luôn có mối liên quan với nhau. Miệng có vị lạ thường do các cơ quan nội tạng có vấn đề.

Theo đó, dịch mật tiết thì miệng đắng. Gan tiết ra mật thúc đẩy quá trình tiêu hóa, túi mật nằm ở giữa, lưu trữ mật. Nếu túi mật không trữ được, dịch mật sẽ chảy ra ngoài tất sẽ chảy ngược lên dạ dày và miệng vì vậy sẽ có cảm giác đắng.

Gan nóng cũng khiến dịch mật tiết ra ngoài làm cho miệng khô và đắng. Điều này đồng nghĩa với việc miệng đắng chủ yếu do chứng nóng trong, là biểu hiện xâm nhập của vi khuẩn gây nóng trong.

Dấu hiệu ở miệng cảnh báo gan, thận, phổi, lá lách... đang kêu cứu - Ảnh 1.

Miệng có vị chua

Y học hiện đại cho rằng nguyên nhân là do dạ dày tiết dịch vị a xít quá mức mà dẫn đến. Thường gặp ở những trường hợp viêm dạ dày, loét hành tá tràng…

Y học hiện đại còn khẳng định nguyên nhân căn bản của chứng bệnh miệng có vị chua là do gan và dạ dày không bình thường, gan và dạ dày luôn bức bối làm cho gan tiết dịch và a xít dạ dày quá nhiều.

Nếu như chỉ là thỉnh thoảng mới cảm thấy chua miệng thì đa phần là do sau khi ăn thức ăn chưa tiêu hóa hết hoặc đồ uống nhiều cồn, trường hợp này không cần phải lo lắng.

Nếu như thường xuyên cảm thấy chua miệng kèm theo triệu chứng lưỡi rêu, nhầy dày, khi ợ có mùi hôi…thì chủ yếu là do dạ dày yếu.

Nếu như miệng chua có liên quan đến a xít da dày trào ngược, đồng thời với các triệu chứng lưỡi đỏ, sườn đau…thì chủ yếu là do gan và dạ dày không bình thường. Lúc này cần phải lấy việc giảm nóng và điều vị dạ dày làm chính.

Miệng có vị ngọt

Người mà miệng thường xuyên cảm thấy vị ngọt chứng tỏ lá lách, dạ dày có vấn đề. Chủ yếu là hiện tượng lá lách, dạ dày ẩm nóng đẩy hơi lên. Một số ít người lá lách hư, hư nóng buộc dịch lá lách tràn lên. Lâu dần sẽ phát triển thành bệnh tiểu đường.

Trong Hoàng đế nội kinh có viết, người bệnh do ăn nhiều đồ béo, đồ ngọt khiến cơ thể nóng trong, đầy hơi, sẽ bị chứng tiêu khát". "Tiêu khát" là một triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Y học hiện đại đã chứng minh miệng có vị ngọt là dấu hiệu của rối loạn chức năng hệ thống tiêu hóa và người bị bệnh tiểu đường.

Người bị bệnh tiểu đường miệng luôn cảm thấy có vị ngọt là bởi vì lượng đường trong máu tăng cao, thành phần đường trong nước bọt theo đó cũng tăng cao.

Rối loạn chức năng hệ thống tiêu hóa có thể gây ra những bất thường về sự tăng tiết các dịch vị tiêu hóa. Khi hàm lượng tinh bột trong nước bọt tăng cao sẽ xuất hiện hiện tượng miệng có vị ngọt.

Dấu hiệu ở miệng cảnh báo gan, thận, phổi, lá lách... đang kêu cứu - Ảnh 2.

Miệng có vị nhạt

Còn có những người thường xuyên cảm thấy miệng nhạt không có vị gì, hay chán ăn, điều này chủ yếu là dạ dày có vấn đề.

Nếu có kèm theo triệu chứng trướng bụng đầy hơi ở dạ dày, phân lỏng, mạch yếu …thì chủ yếu là dạ dày, lá lách yếu . Khi điều trị cần tập trung làm cho tì vị và lá lách khỏe hơn.

Nếu có kèm theo triệu chứng mệt mỏi, phân lỏng mềm, lưỡi rêu dày…và không muốn uống nước, bạn hãy cẩn thận với tình trạng dạ dày trướng có nước. Khi điều trị tập trung vào làm khô, điều vị dạ dày.

* Theo Sina

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại