Có rất nhiều nguyên nhân gây ra béo phì và cũng có nhiều cách để "xử lý" tình trạng thừa cân hay kiểm soát cân nặng tốt hơn.
Tuy nhiên, mỗi phương pháp lại phù hợp từng đối tượng riêng lẻ, có thể áp dụng với người này nhưng lại không hiệu quả với người khác. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra nguyên nhân tại sao.
Năm 2015, Các nhà nghiên cứu thuộc Sức khỏe Yorkshire, Trường ĐH Sheffield (Vương quốc Anh) đã thực hiện một cuộc điều tra với hơn 4.100 người béo phì có chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 30.
Họ nhận thấy rằng những người béo phì nên chia thành 6 nhóm: Người trẻ nghiện rượu nặng, người tuổi trung niên luôn có tâm trạng lo lắng và không hạnh phúc, những người già có tâm trạng luôn hạnh phúc và lạc quan mặc dù có bệnh lý đi kèm của tuổi già, những người già nhưng không có bệnh lý đi kèm, phụ nữ trẻ và những người sức khỏe rất kém.
Nghiên cứu này rất quan trọng bởi hiểu được từng nguyên nhân gây béo phì các chuyên gia sức khỏe có đưa ra giải pháp hỗ trợ tốt nhất cho đối tượng muốn giảm béo.
Ví dụ, với người béo phì trung niên luôn cảm thấy lo lắng và không hạnh phúc thì việc tập thể dục và tư vấn tâm lý có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.
Từ đó, có rất nhiều nghiên cứu về đối tượng béo phì: Nguyên nhân và cách điều trị được thực hiện. Dưới đây là 6 dạng béo phì và lời khuyên về việc làm thế nào để có thể loại bỏ chất béo không mong muốn ra khỏi cơ thể.
1. Béo phì ở phần trên cơ thể (số 1)
Đây là loại béo phì phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Những người béo phì ở phần trên cơ thể chủ yếu là do ăn quá nhiều nhưng lại ít vận động.
Hãy cố gắng cắt giảm tiêu thụ các thực phẩm ngọt và đồ ăn nhanh. Tất nhiên, bạn cũng phải tập luyện ít nhất 30 phút/ngày.
Nếu gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát chế độ dinh dưỡng, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng.
2. Béo phì ở phần bụng (số 2)
Nguyên nhân gây ra loại béo phì này là do căng thẳng, lo âu và trầm cảm. Kết hợp tập thể dục và giải tỏa tâm lý là phương pháp tốt nhất để xử lý "nỗi khổ" này.
3. Béo phì ở phần hông (số 3)
Đây là loại béo phì là phổ biến nhất ở phụ nữ đã trải qua thời kỳ mãn kinh và những người mất cân bằng trong cuộc sống.
Các bài tập thể dục, đặc biệt là các bài tập tạ, tránh ngồi lâu, không hút thuốc lá và uống rượu mới đủ khả năng "trị" loại béo phì "khó chữa" này.
4. Béo bụng (số 4)
Béo ở khu vực này chủ yếu là do uống quá nhiều rượu hoặc có vấn đề về đường hô hấp. Vì thế, biện pháp giảm béo duy nhất là hãy hạn chế tiêu thụ rượu bia hoặc chăm chỉ tập các bài tập thở.
5. Béo phì ở phần dưới hông (số 5)
Đây là loại béo phì khá phổ biến ở những người hay bị sưng chân hoặc trong quá trình mang thai, mà nguyên nhân chủ yếu là do sự lưu thông kém ở tĩnh mạch.
Và để khắc phục tình trạng béo phì ở phần dưới hông, bạn nên thực hiện các bài tập như chạy bộ và leo cầu thang để giảm áp lực vào khớp chân, ngón chân.
6. Béo phì diện rộng ở phần bụng
Loại béo phì này giống với béo phì số 1, nguyên nhân là do ít vận động. Tập thể dục là điều kiện tiên quyết cũng như duy trì nồng độ đường huyết ở mức an toàn và ổn định.
Bạn cũng không nên vận động nhiều và lâu mà không ăn uống. Thay vào đó, hãy chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày.
Kết luận
Hiện nay, ngoài thuốc lá, béo phì được xem là thủ phạm gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư. Thế giới có khoảng 640 triệu người lớn và 110 triệu trẻ em bị béo phì.
Nếu bị thừa thân hay béo phì, bạn đang phải đối mặt với nguy cơ mắc một trong 8 loại ung thư bao gồm dạ dày, gan, túi mật, tụy, buồng trứng, meningioma - một loại u não, căn bệnh ung thư tuyến giáp và đa u tủy ung thư máu.
Kết quả dựa trên việc xem xét hơn 1.000 nghiên cứu về trọng lượng dư thừa và nguy cơ ung thư theo phân tích của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư quốc tế thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (IARC), ở Pháp.
Vì thế, chúng ta cần phải biết kiểm soát cân nặng để không rơi vào tình trạng béo phì.
* Theo DW