Nếu Mỹ muốn áp lực tối đa, Iran sẵn sàng cung cấp điều đó!
Như bài viết trước đã phân tích, Mỹ công khai gây áp lực tối đa lên Iran không chỉ cấm vận dầu lửa mà hiện nay đã mở rộng ra các ngành khác như hóa dầu, xuất khẩu nhôm, sắt thép, đồng…Áp lực đã tiến dần đến điểm Max và với tình thế này thì vấn đề của Iran chỉ là thời gian.
Thời gian là sự sống còn của chính quyền Iran, đương nhiên, Tehran không muốn chịu áp lực khủng khiếp này trong một thời gian dài, vì thế, họ muốn hoặc là một trận sống mái cho xong hoặc là áp lực nhanh chóng kết thúc, 2 bên xuống thang ngồi nghe điện thoại của nhau…
Tạo ra áp lực tối đa với Iran để nền kinh tế Iran sụp đổ hoặc tạo ra bất ổn chính trị nội bộ nhưng không để xảy ra chiến tranh là sách lược tối ưu của Mỹ nhằm vào Iran. Thực tế là Mỹ có thừa thời gian và đủ điều kiện để thực hiện gây áp lực tối đa…
Vì vậy, để phá đòn thế này của Mỹ, Tehran đã đi một nước cờ hay là tạo ra chất xúc tác mạnh để gây áp lực ngược trở lại với Mỹ.
Vừa qua đã xảy ra các vụ tấn công tàu dầu, đường ống mà cho đến lúc này chưa biết ai là thủ phạm, tuy nhiên, hành động này của ai đó đã gây áp lực rất lớn cho Mỹ, buộc Mỹ phải lựa chọn ngay và luôn hoặc sẽ không bao giờ để rồi ngồi vào đám phán với Iran giảm áp lực.
Chúng ta coi mấy vụ vừa qua như là chất "xúc tác", một hành động chiến thuật tạo ra một hiệu ứng lớn về chiến lược, nhưng thật thú vị, chất "xúc tác" không chỉ là như vậy, Tehran còn tăng áp lực mạnh với cả EU để đưa Mỹ vào sự lựa chọn…
Iran bắn thử nghiệm tên lửa.
Nếu không thực hiện cam kết… Iran sẽ sản xuất bom nguyên tử!
Sau khi Mỹ rời bỏ Thỏa thuận hạt nhân (JCPOA) và gia tăng trừng phạt Iran, để cứu vớt JCPOA, Iran gia hạn cho EU 60 ngày để "khuyên" Mỹ và có thời gian để tìm biện pháp chống lại lệnh trừng phạt. Đáng tiếc là thời hạn đã sắp kết thúc nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy EU chống lại Mỹ vì hợp tác với Iran.
Chúng ta không đi sâu chi tiết các điều khoản và cam kết của EU trong JCPOA đã ký mà chỉ biết rằng:
Thỏa thuận JCPOA thực hiện, Iran còn 6.104 máy ly tâm và tất cả 4 con đường để chể tạo bom hạt nhân đều bị chặn. Nhưng nếu thỏa thuận JJCPOA bị phá vỡ thì Iran sử dụng ngay 19.000 máy ly tâm, tạo ra một lượng dự trữ uranium đủ dùng cho 9 quả bom và cứ 2-3 tháng sẽ cho ra đời một quả.
Và đây là tuyên bố của Tehran, "Hôm nay, 17/6, việc đếm ngược để vượt qua trữ lượng uranium đã làm giàu 300 kg đã bắt đầu và sau 10 ngày nữa chúng tôi sẽ vượt qua giới hạn này".
Dự trữ uranium của Iran tốc độ tăng càng ngày càng nhanh hơn. Tehran cho biết nếu EU, chủ yếu là Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức và Nga không cứu được thỏa thuận thì đến 8/7 tốc độ sẽ gia tăng nhanh hơn nữa. Và, vấn đề Iran sở hữu vũ khí hạt nhân không phải thời gian tính bằng năm mà chỉ bằng tháng.
Trên thực tế, EU, Trung Quốc, Nga đã ký và cam kết các thỏa thuận với Iran không muốn thỏa thuận hạt nhân JCPOA bị phá bỏ, bởi vì hơn 2 triệu thùng dầu/ngày của Iran xuất chủ yếu cho họ, trừ Nga ra, nhưng lệnh của Mỹ buộc họ phải miễn cưỡng chấp hành.
Trong tình thế Iran, nước đang chịu áp lực kinh tế mạnh mẽ "chưa từng có" thì Tehran muốn cuộc xung đột được giải quyết càng sớm càng tốt, nên đã đưa EU vào thế lựa chọn hoặc là chống lại lệnh Mỹ để nhập khẩu dầu của Iran hoặc là Iran tăng trữ lượng uranium cho sản xuất bom nguyên tử.
Việc Tehran không thực hiện các điều khoản trong JCPOA (do Mỹ phá bỏ trước) để xúc tiến chế tạo bom hạt nhân và các vụ việc tấn công tàu chở dầu, trạm bơm đường ống (chưa biết chắc thủ phạm) giống như 2 nước cờ hiểm để gây áp lực trở lại với Mỹ.
Có thể nói, chính lúc này áp lực với Mỹ lại rất lớn. Đó là Mỹ hoặc tấn công Iran bằng quân sự (vì điều kiện, nguyên cớ đã có, đã được Mỹ chủ quan nêu ra đe dọa từ đầu) hoặc là ngồi vào bàn đám phán để đôi bên cùng nhân nhượng không thể ra 12 điều kiện như ngài Trump đã ban với Iran được.
Tàu dầu bị tấn công ngoài khơi Iran.
Iran đâu là dạng vừa, họ như là một siêu cường khu vực, cho nên, áp lực của Tehran gây ra không chỉ với Mỹ mà với cả EU và với các đồng minh của Mỹ tại Trung Đông như Israel, Arabia Saudi…
Và, hôm nay, John Bolton - Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, người "diều hâu" nhất với Iran - đã gây bất ngờ, và theo một số nhà khoa học chính trị phương Tây, có một tuyên bố giật gân rằng Nhà Trắng cam kết đối thoại với lãnh đạo Iran.
Việc Tổng thống Trump ngồi tại Wasington chờ điện thoại từ Tehran thì đã có rồi, vấn đề ghi nhớ quan trọng là John Bolton tuyên bố: "Tất cả chúng ta cần cuộc đối thoại này ngay bây giờ - cần phải giảm bớt căng thẳng trong khu vực và càng sớm càng tốt" thì mới biết được ai là bên bị áp lực mạnh hơn phải "bẻ lái tránh đâm va" trước.
Tất nhiên, chính trị nói không giống như hành động của quân sự, cho nên tuyên bố của Bolton có thể chỉ để tung hỏa mù cho đòn quân sự, nhưng bất luận là đòn quân sự Mỹ tung ra nay mai thì đó là hạ sách bởi Mỹ đã không phát huy được ưu thế tuyệt đối trong đòn tấn công kinh tế với Iran.
Sách lược của Tehran trong cuộc đối đầu với Mỹ rất khôn ngoan, tuy có mạo hiểm nhưng rất bản lĩnh. Thật khâm phục…
Chưa xung trận Mỹ đã "chém tướng"!
Trước cuộc đối đầu căng thẳng với Iran trong tình thế cả 2 bên leo thang đến miệng hố chiến tranh thì bất ngờ Tổng thống Mỹ Donald Trump chém tướng. Ông bãi chức Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và bổ nhiệm tướng Mark Esper - Tư lệnh lục quân làm Quyền BTQP mới.
Dân Á Đông chúng ta rất kiêng khi chưa đánh nhau đã chém tướng, bởi điều đó chứng tỏ đã có sự mâu thuẫn nội bộ, làm mất nhuệ khí quân sỹ.
Cùng với một Bộ trưởng BQP mới, Mỹ tuyên bố (tuyên bố lại điều kiện mới) điều kiện để Mỹ ra đòn quân sự với Iran là nếu dù chỉ có một quân nhân Mỹ bị Iran giết chết thì Mỹ ra tay.
Đương nhiên, điều kiện này tột cùng hơn để khó xảy ra, nhưng tính mạng của lính Mỹ chưa là gì so với… "lợi ích quốc gia" của nhiều quốc gia kể cả của Mỹ, nên khi cần thiết thì chuyện đó đều có thể xảy ra.