“Đại dịch cô đơn” ảnh hưởng đến sức khoẻ ông bà, cha mẹ chúng ta thế nào?

PV |

Đại dịch Covid-19 có thể làm cuộc sống của chúng ta khó khăn hơn, nhưng “đại dịch cô đơn” mới là thứ ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe tinh thần của ông bà, bố mẹ.

Trong những dịp đặc biệt như thời khắc cuối năm, Tết Nguyên đán đang đến gần, nếu tinh ý, con cháu sẽ nhận ra có sự thay đổi trong tâm lý của ông bà, bố mẹ. Những ngày này, người cao tuổi thường hay hoài niệm về quá khứ, mong chờ sự sum họp và kỳ vọng vào sự quan tâm của con cháu nhiều hơn. Nếu con cháu không thể hiện sự quan tâm thoả đáng, người cao tuổi càng dễ cô đơn, tủi thân, cảm thấy mình bị bỏ quên ngay trong chính gia đình.

“Đại dịch cô đơn” ảnh hưởng đến sức khoẻ ông bà, cha mẹ chúng ta thế nào? - Ảnh 1.

Ngày Tết, người cao tuổi mong mỏi được sum vầy bên con cháu. (Ảnh minh hoạ)

Vì sao người cao tuổi hay cảm thấy cô đơn?

Khi tuổi già ập đến, người cao tuổi phải đối mặt với nhiều vấn đề. Đầu tiên là họ đã ở độ tuổi nghỉ ngơi, không còn đến công sở hoặc nơi làm việc. Các mối quan hệ với người đồng trang lứa dần dần bị mai một. Người cao tuổi chỉ còn trông chờ vào con cháu trong gia đình. Thế nhưng, người trẻ lại không để ý nhiều đến điều đó. Họ thường bận rộn, đứng trước những lời phàn nàn, kêu ca của người già, con cháu thường không để tâm vì cho rằng ông bà, bố mẹ mình đã "lẩn thẩn", khó tính… do tuổi già. Điều đó khiến cho người cao tuổi vừa mất kết nối với người đồng trang lứa, vừa mất kết nối với con cháu của mình, dần dần rơi vào tình trạng cô đơn.

Đôi khi, người trẻ tuổi chúng ta thường nghĩ rằng, ông bà, bố mẹ mình đã đến giai đoạn hưởng thụ sự nghỉ ngơi, vui vầy bên con cháu mà không cần phải lo nghĩ. Nhưng thật ra, người cao tuổi có nhiều vấn đề lo lắng như sức khỏe ngày càng suy giảm, cảm giác bất lực khi phải sống dựa vào con cháu, là gánh nặng cho con cháu, nỗi buồn khi không còn đóng góp được cho gia đình và xã hội… Chính những điều này đã khiến người cao tuổi rơi vào tình trạng căng thẳng, stress mà có khi ngay cả bản thân họ và người thân trong gia đình cũng không nhận ra.

Một tình trạng nhiều người cao tuổi gặp phải là càng có tuổi thì sức khỏe càng giảm sút. Một trong những vấn đề người cao tuổi hay gặp phải là chứng sa sút trí tuệ. Người cao tuổi hay nhớ nhớ quên quên, không còn minh mẫn, hay lo âu, phiền muộn, khó khăn trong giải quyết công việc… Bản thân người cao tuổi và cả con cháu đều chấp nhận tình trạng đó như là điều bình thường, "tuổi già ai cũng thế". Nhưng thật ra đó chính là biểu hiện của sự suy giảm sức khỏe tâm trí mà nhiều người không biết. Sa sút trí tuệ khiến cho người cao tuổi khó khăn trong cách bộc lộ các vấn đề của bản thân, khó khăn trong việc kết nối với con cháu, khiến cho họ thu mình sâu hơn vào nỗi cô đơn.

Cô đơn ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi

TS. BS Trần Thị Hồng Thu – bác sĩ chuyên khoa Rối loạn giấc ngủ, PGĐ Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương cho biết, cô đơn không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn tác động rất lớn lên sức khoẻ của người cao tuổi.

Trước hết, cô đơn có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tim mạch. Cảm giác cô đơn thậm chí tương đương với tác hại của việc hút 15 điếu thuốc lá mỗi ngày, kéo theo hệ quả tăng nguy cơ béo phì, cao huyết áp dẫn đến tử vong sớm lên tới 26%.

Bên cạnh đó, cô đơn được chứng minh có liên quan đến chứng bệnh sa sút trí tuệ. Cô đơn và sa sút trí tuệ giống như một vòng tròn luẩn quẩn trong cuộc sống của người cao tuổi. Cô đơn có thể tác động tiêu cực đến cấu trúc não, ảnh hưởng đến chất lượng chất xám, làm tăng nặng sa sút trí tuệ ở người già. Người già mắc sa sút trí tuệ càng phải chịu cảnh cô đơn nhiều hơn do những khó khăn trong giao tiếp khiến các cụ không thể kết nối được với con cháu.

Cô đơn còn là nguyên nhân chính gây căng thẳng kéo dài, có liên quan tới suy giảm hệ miễn dịch. Các nghiên cứu chỉ rằng cảm giác cô đơn làm tăng nguy cơ tử vong và giảm tuổi thọ vì liên quan tới chất lượng giấc ngủ kém.

“Đại dịch cô đơn” ảnh hưởng đến sức khoẻ ông bà, cha mẹ chúng ta thế nào? - Ảnh 2.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là món quà vừa có ý nghĩa tinh thần vừa giúp người cao tuổi bảo vệ sức khỏe tâm trí. (Ảnh minh hoạ)

Từ những tác động gây hại của sự cô đơn lên sức khoẻ của người cao tuổi, TS. BS Trần Thị Hồng Thu cho rằng, con cháu nên quan tâm đến vấn đề sức khỏe tâm trí của người cao tuổi hơn, tránh để ông bà, bố mẹ rơi vào cảm giác cô đơn. Trong 2 năm diễn ra dịch Covid-19, người cao tuổi gặp nhiều khó khăn hơn người trẻ do họ còn phải đối mặt thêm với "đại dịch cô đơn" do những hạn chế giao tiếp trong phòng dịch đem lại. Dịp Tết này chính là thời điểm để con cháu gần gũi, bù đắp, để ông bà, cha mẹ được xoa dịu nỗi cô đơn, có một tình trạng sức khỏe tâm trí khỏe mạnh.

Người cao tuổi thường gặp những vấn đề về sức khoẻ tâm trí như: thay đổi tâm lý, hay phiền muộn, lo âu, suy giảm trí nhớ, khó giao tiếp... khiến họ cảm thấy cô đơn ngay cả khi sống cùng con cháu.

Thấu hiểu điều này, Vitatree đồng hành cùng tuyến nội dung "Sống trẻ - Quà tặng cháu con" mong muốn chia sẻ những lo lắng về sức khỏe tâm trí của người cao tuổi và cùng người trẻ chăm sóc ông bà, cha mẹ.

Vitatree là thương hiệu từ Úc với những sản phẩm chăm sóc, hỗ trợ sức khỏe được người dùng Việt đón nhận, điển hình là TPBVSK Vitatree Ginkgo Plus 6000 bổ sung Q10 giải pháp hỗ trợ trí nhớ và sức tập trung chiết xuất bạch quả thiên nhiên.

Vitatree là món quà sức khỏe chất lượng cao từ Úc, hỗ trợ sức khỏe tâm trí cho người cao tuổi; là cách để chăm sóc ông bà, cha mẹ thiết thực; là bạn đồng hành để người già cảm thấy tâm trí an yên, thêm gắn kết với gia đình.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Công Ty TNHH B. Pure Việt Nam, Số 34, phố Hàm Long, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.


“Đại dịch cô đơn” ảnh hưởng đến sức khoẻ ông bà, cha mẹ chúng ta thế nào? - Ảnh 4.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại