Cô đơn - Nỗi khổ tâm của người lớn tuổi mà con cháu chưa thấu hiểu

thinga |

Theo chuyên gia tâm lý, người lớn tuổi tâm lý nhạy cảm, thường cảm thấy cô đơn. Tuy nhiên, xã hội hiện đại, con cháu bận công việc, đôi lúc bỏ quên cảm xúc của ông bà, cha mẹ.

Đầy đủ cháu con, ông bà vẫn thấy cô đơn

Trong căn nhà vắng tênh, bà P.T.C (80 tuổi, ở Thanh Hóa) ngồi lủi thủi mội mình nhai trầu, nhìn ra ngoài sân thấy mấy con gà đang chạy, bà C cầm gậy đuổi đi. Bà kể, công việc của bà hàng ngày chỉ có vậy, quanh quẩn hết từ trong nhà ra ngoài vườn.

Bà ở với con dâu cả và 2 cháu nội. "Ngày nào chúng nó cũng đi làm, đứa thì đi học, cuối tuần thì tụ tập bạn bè, không thì ngủ, ít khi chúng nó trò chuyện thân mật với thân già này lắm", bà C thở dài.

Cứ thế, từ sáng tới tối bà C thường ở một mình, ăn một mình, thỉnh thoảng con dâu có mua đồ ăn về nhưng không sắp xếp được thời gian để hai mẹ con cùng ngồi nói chuyện đôi ba câu. Về phần các cháu, cứ đi làm về lại chăm chăm vào điện thoại và những thứ khác. Bà cho biết, những lúc ở nhà, các cháu cũng hiếm khi hỏi han và quan tâm bà ăn uống nghỉ ngơi ra sao.

"May có thằng lớn, thỉnh thoảng nó để dành tiền tiêu vặt để mua cho bà cái bánh, cho xong nó chạy ngay đi chơi cùng các bạn. Nhiều lúc tôi nghĩ bọn trẻ bây giờ sao khác xưa, có những hôm tôi muốn bắt chuyện với các cháu nhưng không biết phải mở đầu từ đâu", bà C tâm sự.

Cũng sống cùng với con cháu, ông P.V. Th (78 tuổi, quê Thanh Hóa). Ông được con trai út đón ra Hà Nội sống sau 1 năm vợ ông mất, nhưng được vài tháng ông đòi về quê sống. Ông cho biết, điều kiện con út vô cùng đầy đủ, 2 vợ chồng làm giảng viên đại học, từ khi ông ra ở chưa để ông thiếu thốn một thứ gì. Nhưng cái quan trọng ông cần là có người bầu bạn thì lại không có. Suốt 3 tháng, ông làm bạn với những công việc lặt vặt trong nhà, 2 vợ chồng con trai ông đi dạy tối về chỉ giáp mặt lúc ăn cơm, sau đó ai làm việc nấy. Các cháu thì mãi học bài, không học thì đòi bố mẹ xem tivi, xem điện thoại, hàng xóm thì không quen ai, ở nhà cứ nhìn quanh 4 bức tường khiến ông phát ngán.

"Nếu cứ ở đây, tôi sẽ buồn chán lắm, vì vậy tôi đòi chúng nó cho về quê. Ở quê nhà thoáng, vườn rộng còn có cái làm, thỉnh thoảng còn đi dong sang nhà này, nhà kia. Tôi thà ở một mình còn hơn sống cảnh tù túng như thế này", ông Th chia sẻ.

Người già cô đơn - chuyện đã có nhưng ít ai để ý

Phía trên chỉ là 2 trong rất nhiều trường hợp người già, mặc dù được sống đầy đủ cùng con cháu nhưng vẫn thấy cô đơn lạc lõng, không có ai bắt chuyện.

Theo các chuyên gia tâm lý, hiện nay việc người trẻ, cụ thể là con cháu, thấu hiểu và chia sẻ với người cao tuổi đang có nhiều vấn đề. Khi ông bà, cha mẹ tâm sự hay bày tỏ nỗi trống trải của bản thân, thay vì động viên, con cháu thường phớt lờ hoặc lướt cho qua chuyện: "Thế rồi mà còn kêu… con còn vất vả hơn đây này… bố (mẹ) chẳng hiểu cho con gì cả...".

Cô đơn - Nỗi khổ tâm của người lớn tuổi mà con cháu chưa thấu hiểu - Ảnh 1.

Tài sản quý nhất của cha mẹ chính là chúng ta, nhưng đôi khi chúng ta lại quên mất đi điều đó.

Thực tế càng lớn tuổi, người già càng cảm thấy cô đơn, một phần vì không còn công việc, một phần do hạn chế về sức khỏe, nên người già ít có cơ hội tiếp xúc, đi lại như người trẻ nên họ thường dễ có những suy nghĩ tiêu cực hơn. Việc có quá nhiều thời gian rảnh nhưng lại không có việc gì để làm, không có người để hàn huyên tâm sự khiến họ có cảm giác chán chường và bức bối.

Ngoài ra, những thay đổi trong gia đình cũng dễ mang lại cho người già cảm giác cô đơn, ví dụ như việc lập gia đình hay đi học xa, đi công tác xa của con cái, hay người thân có ai đó qua đời… Những điều này tác động rất lớn đến tâm lý của người cao tuổi.

Vào những dịp lễ đặc biệt như mừng Thọ hoặc là sắp đến Tết, nỗi cô đơn của người cao tuổi tăng gấp bội, bởi vì họ thường nhớ tới quá khứ, nhớ tới ngày xưa. Những người cao tuổi không có gia đình, bạn bè kể cả khi họ có nhiều người xung quanh họ vẫn cảm thấy giảm sút về tinh thần, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất.

Cô đơn dai dẳng dễ dẫn đến sa sút trí tuệ

Một nghiên cứu của nhóm chuyên gia Mỹ cho thấy, những người trải qua cảm giác cô đơn dai dẳng ở tuổi trung niên sẽ có nguy cơ mắc các chứng sa sút trí tuệ hay bệnh Alzheimer khi về già cao hơn người bình thường.

Nghiên cứu được tiến hành dựa trên việc phân tích thông tin sức khỏe của 2.880 tình nguyện viên trong dự án "Nghiên cứu tim mạch Framingham" (do Viện Quốc gia Mỹ về tim, phổi và máu thực hiện tại thị trấn Framingham, bang Massachusetts, từ năm 1948), nhằm làm rõ mức độ liên quan giữa chứng cô đơn và sự khởi phát bệnh sa sút trí tuệ.

Theo đó, 74% người tham gia cho biết họ không cảm thấy cô đơn, 26% còn lại lần lượt cô đơn theo nhiều cấp độ. Sau 20 năm, ở nhóm người không cô đơn hay cô đơn không thường xuyên (từ 1 - 2 ngày/tuần nhưng không liên tục) sẽ có 7% bị sa sút trí tuệ, 6% mắc Alzheimer, trong khi tỷ lệ này ở nhóm cô đơn dai dẳng (từ 1 - 2 ngày/tuần và lặp lại liên tục) gần gấp đôi.

Cô đơn - Nỗi khổ tâm của người lớn tuổi mà con cháu chưa thấu hiểu - Ảnh 2.

Cô đơn dai dẳng dẫn đến sa sút trí tuệ. Vì vậy, hãy lắng nghe, trò chuyện cùng ông bà, cha mẹ nhiều hơn.

Nhiều chuyên gia nhận định, để thực sự hiểu được người cao tuổi, người thân cần nhẹ nhàng trong cách cư xử cũng như lắng nghe, trò chuyện cùng ông bà, cha mẹ nhiều hơn. Tuy nhiên, để làm được điều này thật sự rất khó khi xã hội hiện đại đang quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe thể chất, tâm lý người trẻ, mà hơi xao nhãng việc quan tâm người già, đặc biệt là sức khỏe tinh thần của họ.

Với những người trẻ thì áp lực về sự thành công, công việc… khiến cho mọi người không có thời gian để quan tâm đến người cao tuổi nên đôi khi bỏ quên đi những cảm xúc khi họ lo âu về sức khỏe, tinh thần không ổn định do tuổi tác cảm thấy lạc lõng vì khó giao tiếp với con cháu.

Nếu có con cháu đồng hành, có thể dành nhiều thời gian ở bên chia sẻ, trò chuyện, quan tâm; ông bà, bố mẹ sẽ cảm thấy lạc quan, vui vẻ hơn rất nhiều trong những năm xế chiều.

Cô đơn - Nỗi khổ tâm của người lớn tuổi mà con cháu chưa thấu hiểu - Ảnh 3.

Người trẻ cần hết sức quan tâm đến ông bà, cha mẹ mình, đặc biệt cần lắng nghe và chăm sóc sức khỏe tinh thần của người cao tuổi trong gia đình…

Người cao tuổi thường gặp những vấn đề về sức khoẻ tâm trí như: thay đổi tâm lý, hay phiền muộn, lo âu, suy giảm trí nhớ, khó giao tiếp... khiến họ cảm thấy cô đơn ngay cả khi sống cùng con cháu.

Thấu hiểu điều này, Vitatree đồng hành cùng tuyến nội dung "Sống trẻ - Quà tặng cháu con" mong muốn chia sẻ những lo lắng về sức khỏe tâm trí của người cao tuổi và cùng người trẻ chăm sóc ông bà, cha mẹ.

Vitatree là thương hiệu từ Úc với những sản phẩm chăm sóc, hỗ trợ sức khỏe được người dùng Việt đón nhận, điển hình là TPBVSK Vitatree Ginkgo Plus 6000 bổ sung Q10 giải pháp hỗ trợ trí nhớ và sức tập trung chiết xuất bạch quả thiên nhiên.

Vitatree là món quà sức khỏe chất lượng cao từ Úc, hỗ trợ sức khỏe tâm trí cho người cao tuổi; là cách để chăm sóc ông bà, cha mẹ thiết thực; là bạn đồng hành để người già cảm thấy tâm trí an yên, thêm gắn kết với gia đình.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Công Ty TNHH B. Pure Việt Nam, Số 34, phố Hàm Long, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Cô đơn - Nỗi khổ tâm của người lớn tuổi mà con cháu chưa thấu hiểu - Ảnh 5.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại