Cuộc chạy đua hạt nhân hiện tại nguy hiểm hơn Chiến tranh Lạnh?

Thanh Bình |

Chuyên gia Andreas Klut của Bloomberg viết, “sự ổn định vô lý, nhưng rất logic” trong Chiến tranh lạnh đã là quá khứ, tuy nhiên tại thời điểm này, nguy cơ xảy ra xung đột hạt nhân tiếp tục gia tăng.

Chuyên gia Andreas Klut của Bloomberg viết, “sự ổn định vô lý, nhưng rất logic” trong Chiến tranh lạnh đã là quá khứ, tuy nhiên tại thời điểm này, nguy cơ xảy ra xung đột hạt nhân tiếp tục gia tăng.

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), số lượng vũ khí hạt nhân trên thế giới đang giảm dần nhờ những nỗ lực của Nga và Mỹ, song các quốc gia vẫn tiếp tục hiện đại hóa số vũ khí này.

Theo đó, ông Andreas cho rằng, cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân hiện tại tồi tệ hơn cuộc đua trước đó. Trong khi sự ổn định của Chiến tranh Lạnh đã là quá khứ, thì nguy cơ chiến tranh hạt nhân vẫn tiếp tục gia tăng.

Trong khi đại dịch đang hoành hành trên toàn cầu, các nhà lãnh đạo thế giới rất lo lắng về mối đe dọa của sự lây lan của dịch bệnh. Nhưng có những nguy hiểm khác cần chú ý, một trong những điều tồi tệ nhất là chiến tranh hạt nhân.

“Thật không may, nguy cơ một cuộc xung đột như vậy vẫn hiện hữu” ông Andreas nhấn mạnh.

Theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), số lượng vũ khí hạt nhân trên thế giới đang giảm dần nhờ những nỗ lực của Nga và Mỹ, song các quốc gia khác vẫn tiếp tục hiện đại hóa số vũ khí này.

9 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân bao gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Israel và Triều Tiên có khoảng 13,4 nghìn đầu đạn hạt nhân và vẫn đang hiện đại hóa.

Theo SIPRI, dù Nga và Mỹ đang thu hẹp kho vũ khí hạt nhân chiến lược của họ theo Hiệp ước Cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược (START), 5 nước được công nhận sở hữu vũ khí hạt nhân “hợp pháp” (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc) đều phát triển những hệ thống phân phối vũ khí hạt nhân mới hoặc từng tuyên bố sẽ làm như vậy, đồng thời có ý định duy trì kho vũ khí vô thời hạn.

“Nhìn chung, kho vũ khí hạt nhân trên thế giới đang tiếp tục giảm dần. Trước hết, kết quả này là do Mỹ và Nga đang loại bỏ dần đầu đạn hạt nhân ra khỏi biên chế trực chiến”, báo cáo cho biết

Theo các nguồn tin, trong các thử nghiệm được thực hiện mới đây, Pháp đã phóng thành công tên lửa hạt nhân từ tàu ngầm có thể di chuyển giữa các lục địa với tốc độ gấp 20 lần tốc độ âm thanh. Ngoài ra, các quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc đang tích cực bổ sung kho dự trữ hạt nhân. Đáng lo ngại hơn nữa, các quốc gia đang xác định lại chiến lược sử dụng những vũ khí này.

Theo chuyên gia Andreas, “sự ổn định vô lý, nhưng rất logic” trong Chiến tranh Lạnh đã là quá khứ, khi hai siêu cường kiềm chế lẫn nhau và cả thế giới với mối đe dọa hủy diệt được bảo đảm.

Chuyên gia Andreas cho rằng, Nga ngày càng coi các đầu đạn chiến thuật tầm cỡ nhỏ là một cách khả thi để bù đắp cho những điểm yếu khác trong lực lượng vũ trang. Cũng có những suy đoán rằng Ấn Độ có thể “làm dịu” chính sách năm 1998 là không bao giờ sử dụng vũ khí hạt nhân.

Trong khi đó, mọi nỗ lực nhằm hạn chế hoặc giảm vũ khí hạt nhân đã bị vô hiệu hóa. Thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Liên Xô về việc loại bỏ các tên lửa tầm trung và tầm ngắn đã chấm dứt vào năm ngoái sau khi Washington cáo buộc Moscow vi phạm thỏa thuận.

Hiện tại, “hai đối thủ cũ” thậm chí còn không thể gia hạn thỏa thuận kiểm soát vũ khí duy nhất còn lại là Hiệp ước cắt giảm và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược (START-3) sẽ hết hạn vào tháng 2/2021.

Được biết, Hiệp ước START mới được ký kết vào ngày 8/4/2010 tại Prague (Cộng hòa Czech) thay thế các hiệp ước về giảm trừ vũ khí hạt nhân chiến lược đã ký kết trước đó. Hiệp ước có hiệu lực ngày 5/2/2011, dự kiến sau 10 năm (tức đến tháng 2/2021) sẽ hết hiệu lực và có thể kéo dài đến năm 2026 nếu hai bên đồng ý.

Hơn nữa, các quốc gia đóng vai trò chủ chốt hiện nay còn đang bận tâm với chiến tranh thương mại và cuộc đua tìm rac loại vắc-xin thích hợp để khống chế dịch bệnh, vì vậy việc tập trung tìm ra giải pháp cho các hiệp định là điều không tưởng.

“Các cường quốc phải vượt lên trên bản thân để tự họ kiểm soát vũ khí hạn nhân”, chuyên gia Andreas nhấn mạnh.

Kho vũ khí hạt nhân của Mỹ và Nga hiện vượt trội so với Trung Quốc, nhưng việc Bắc Kinh tăng cường sức mạnh quân sự tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương khiến các đồng minh của Mỹ và các nhà hoạch định chính sách tại Nhà Trắng lo ngại.

Hiệp ước START mới quy định Mỹ và Nga phải cắt giảm 50% số đầu đạn hạt nhân chiến lược, hạn chế mỗi bên chỉ được triển khai 1.550 đầu đạn hạt nhân chiến lược và 700 tên lửa gồm tên lửa liên lục địa, tên lửa đạn đạo bắn từ tàu ngầm và từ máy bay ném bom hạng nặng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại