Có một bệnh nhân nam 48 tuổi, luôn bị khô miệng, mỗi ngày phải uống trên 3 lít nước. Có thể nói thường xuyên uống nước là thói quen tốt, nhưng đối với bệnh nhân này, uống nước vẫn không thể giảm bớt được các triệu chứng khó chịu. Vậy điều gì đang xảy ra với người bệnh? Thông qua kiểm tra, người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường type 2.
Do đó, bác sĩ nhắc nhở rằng nếu bạn có 4 tín hiệu sau khi uống nước, chứng tỏ bạn đang bị bệnh, nhất định phải chú ý.
Những người thích uống nước cơ thể thường khỏe mạnh, nhưng bạn có thể không biết rằng, khi uống nước cũng có thể biết cơ thể có bệnh hay không.
1. Sau khi uống nước xuất hiện trướng bụng, tăng chu vi vòng bụng
Đầu tiên, sau khi uống nước, căng cơ bụng và tăng chu vi bụng, chúng ta phải cảnh giác về sự xuất hiện tràn dịch màng bụng. Đối với những bệnh nhân bị cổ trướng, các bác sĩ sẽ khuyên nên uống ít nước, đặc biệt là xơ gan, ung thư gan , nếu uống nhiều nước, lượng nước trong khoang bụng sẽ tăng lên đáng kể.
Ngược lại, những người khỏe mạnh, bất luận uống bao nhiêu nước, đều không xuất hiện tình trạng trướng bụng.
2. Khó nuốt sau khi uống nước
Một số người, sau khi uống nước phát hiện cơ thể rất khó nuốt, nước nhanh chóng quay lại khoang miệng, thậm chí xuất hiện tình trạng nôn ói nghiêm trọng, lúc này cần phải chú ý. Nếu lúc đầu nuốt thức ăn khó, sau đó nuốt nước cũng khó, lúc này cần cảnh giác bị ung thư thực quản.
Nếu lúc đầu nuốt thức ăn khó, sau đó nuốt nước cũng khó, lúc này cần cảnh giác bị ung thư thực quản.
3. Sau khi uống nước xuất hiện tiểu ít, thậm chí là không đi tiểu
Có triệu chứng trên hãy cảnh giác, vì nếu thận không tốt, có thể xuất hiện hiện tượng nước vào cơ thể nhưng không bài tiết được ra ngoài. Một người khỏe mạnh trung bình đi tiểu khoảng 6 - 7 lần/ngày.
Nhưng nếu bạn đi tiểu dưới 2 - 3 lần trong ngày hoặc không đi tiểu được trong hàng giờ liền thì đây chính là dấu hiệu báo động cơ thể bạn đang thiếu nước trầm trọng. Nếu thường xuyên xuất hiện tình trạng tiểu ít sau khi uống nước vậy bạn cần cảnh giác cao độ với bệnh thận.
4. Sau khi uống nước, miệng vẫn khô
Sau khi uống nước, cơn khát nhanh chóng thuyên giảm, đây là biểu hiện cơ thể thiếu nước. Rất nhiều người, uống nước càng nhiều thì tình trạng khô miệng càng nghiêm trọng. Nếu xuất hiện tình trạng này, cảnh báo mọi người nên cảnh giác đến bệnh tiểu đường.
Uống nhiều nước là một thói quen tốt. Một người bình thường không có bốn triệu chứng trên sau khi uống nước chứng tỏ cơ thể tương đối khỏe mạnh.
Uống nước đúng cách?
1. Uống nước với lượng nhỏ và chia làm nhiều lần: Mỗi lần uống từ 100 ml - 150 ml là phù hợp, cứ cách nửa giờ uống một lần.
2. Tránh uống "nước đá": Cố gắng không uống nước đá hoặc đồ uống lạnh, uống nhiều đồ uống lạnh rất dễ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.
3. Bổ sung muối kịp thời: Uống nước muối nhạt, để bổ sung lượng muối vô cơ do mồ hôi thải ra từ cơ thể người, đồng thời ngăn ngừa mất cân bằng điện giải.
Cố gắng không uống nước đá hoặc đồ uống lạnh, uống nhiều đồ uống lạnh rất dễ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.
Thời gian uống thích hợp trong ngày
- Cốc nước đầu tiên vào buổi sáng - 6:30, giúp giải độc và làm đẹp.
- Cốc nước thứ 2 sau bữa sáng - 8:30, cơ thể khỏe mạnh.
- Cốc nước thứ 3 trước bữa ăn trưa- 11:00, nghỉ ngơi và thả lỏng.
- Cốc nước thứ 4 sau bữa trưa - 12:50, giảm gánh nặng và giảm cân.
- Cốc nước thứ 5 - 15:00, giúp tinh thần tỉnh táo.
- Cốc nước thức 6 - 17:30, tiêu hóa và hấp thu.
- Cốc nước thứ 7 - 22:00, giải độc và bài tiết.
(Nguồn: Aboluowang)