Ngày 21/11 vừa qua, tại Hà Nội, diễn ra buổi tọa đàm: "NGUỒN DINH DƯỠNG CHO PHỤ NỮ MANG THAI VÀ SAU SINH", với sự có mặt của chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực.
Tại đây, các chuyên gia chỉ ra rằng, chuỗi hành trình đi đến hạnh phúc làm mẹ không hề dễ dàng và mỗi giai đoạn lại có những nhu cầu tâm sinh lý khác nhau cho cả mẹ và bé.
PGS.TS Nguyễn Duy Ánh - Giám đốc BV Phụ sản Hà Nội chia sẻ, trong thực tế, ở các đơn thuốc cho phụ nữ mang thai mà bản thân ông nhìn thấy hàng ngày thì đều không đạt yêu cầu.
Hiện nay vẫn phổ biến tình trạng bác sĩ kê đơn cho tất cả các thai phụ, từ người mới có thai hay đã mang thai ở cuối thai kỳ, thậm chí cả phụ nữ sau sinh đều được kê những đơn thuốc giống hệt nhau, phổ biến là gồm 1 viên sắt, 1 viên canxi hay 1 viên dinh dưỡng tổng hợp.
Theo ông Ánh, ở mỗi giai đoạn của thai kỳ cũng như trước và sau khi sinh, người phụ nữ cần lượng dinh dưỡng, hàm lượng sắt, canxi, vitamin… rất khác nhau, thế nhưng thực tế, nhiều bác sĩ kê đơn cho thai phụ rất tùy tiện.
"Từ xa xưa, khi phụ nữ mang thai người ta đã chia giai đoạn của thai kỳ ra theo các quý là quý 1, quý 2, quý 3 và thời kỳ sau sinh. Điều này không phải là ngẫu nhiên mà hoàn toàn có cơ sở, phù hợp với công thức dinh dưỡng cho thai phụ ở mỗi giai đoạn thai kỳ, tức ở giai đoạn nào thì cần bổ sung thêm loại dinh dưỡng nào, bớt loại dinh dưỡng nào…"
Buổi tọa đàm: "NGUỒN DINH DƯỠNG CHO PHỤ NỮ MANG THAI VÀ SAU SINH", với sự có mặt của chuyên gia hàng đầu.
Cũng theo ông Ánh, việc bổ sung dinh dưỡng cho thai phụ ở mỗi giai đoạn thai kỳ và sau khi sinh, nếu không phù hợp, thiếu hoặc thừa chất gì đều nguy hiểm. Hơn nữa, việc các thai phụ phải dùng thuốc, thực phẩm bổ sung theo những đơn thuốc dài dằng dặc do bác sĩ kê còn có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Do vậy, rất cần có những công thức dinh dưỡng cụ thể, phù hợp với từng giai đoạn mang thai và sau khi sinh. Chẳng hạn, giai đoạn mới mang thai, thai nhi mới chỉ là cái phôi bào, nhu cầu dinh dưỡng cần rất ít, chủ yếu là cần acid folic.
Ở quý 2 của thai kỳ thì cần dinh dưỡng lớn hơn nhiều, nhất là cần bổ sung canxi, sắt. Ở quý 3 nhu cầu sắt, canxi là rất lớn. Sau sinh, ngoài sắt, caxin còn rất cần bổ sung thêm vitamin D…
Dù vậy, PGS.TS Nguyễn Duy Ánh lưu ý, khi chăm sóc, kê đơn thuốc, dinh dưỡng bổ sung cho phụ nữ mang thai và sau sinh, người bác sĩ phải căn cứ vào tùy từng trường hợp người bệnh cụ thể chứ không thể áp dụng chung một đơn thuốc cho tất cả, cũng không thể nói chỉ cần bổ sung thêm một loại thực phẩm chức năng hay thực phẩm bổ sung là đủ dinh dưỡng cho mọi thai phụ.
Ăn trứng ngỗng trẻ có thông minh?
Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Anh – Giảng viên trường đại học Y Hà Nội cho biết, nhiều bà mẹ khi mang thai có điều kiện thường xuyên có những câu hỏi liên quan đến những thứ được bồi bổ quá mức. Theo bà Hoàng Anh, nhiều bà mẹ bồi bổ không đúng nên chất lượng dinh dưỡng vẫn thiếu hụt.
Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Anh
Bác sĩ Anh kể câu chuyện về sản phụ tâm sự với bà việc họ bị mẹ chồng vì mong muốn đứa cháu tương lai thông minh. Theo quan niệm ăn trứng ngỗng sẽ đạt được việc đó nên ngày nào cũng ép con dâu ăn 1 quả trứng ngỗng, đến phát sợ. Đây là sai lầm của không ít người Việt trong chăm sóc dinh dưỡng thai nhi dẫn đến thai nhi phát triển dinh dưỡng không đồng đều.
Phân tích về vấn đề này, bác sĩ Anh cho rằng trứng ngỗng cũng là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng cả độ ngon lẫn độ bổ đều thua trứng gà.
"Hiện chưa có công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc nào khẳng định phụ nữ mang thai nếu ăn trứng ngỗng thì con thông minh, hoặc trứng ngỗng tốt cho thai nhi hơn các trứng gia cầm khác mà đó chỉ là quan niệm dân gian", bác sĩ Hoàng Anh chia sẻ.
Cách Cho Bé Ăn