Chức năng thận của người phụ nữ 35 tuổi chỉ bằng bà lão 60, bác sĩ cảnh báo "6 lười" làm tăng nguy cơ rút ngắn tuổi thọ

Phạm Trang |

Những thói quen trong cuộc sống thường ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.

Bác sĩ chuyên khoa thận Hồng Vĩnh Tường (Trung Quốc) đã chia sẻ trường hợp một nữ nhân viên văn phòng 35 tuổi đã nhập viện trong tình trạng xanh xao và sốt lên đến 39,5 độ. Sau khi khám, người phụ nữ có các triệu chứng như tiểu máu, tiểu gấp, tiểu nhiều lần...

Cuối cùng, người này được chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu nặng, viêm thận cấp tính. Chức năng thận của người phụ nữ này chỉ tương đương với người già 60 - 70 tuổi. Sau khi thăm hỏi các thói quen sinh hoạt hàng ngày, bác sĩ Hồng Vĩnh Tường phát hiện người phụ nữ thường lười uống nước và đi vệ sinh, cuối cùng dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu, gây hậu quả nghiêm trọng.

Chức năng thận của người phụ nữ 35 tuổi chỉ bằng bà lão 60, bác sĩ cảnh báo "6 lười" làm tăng nguy cơ rút ngắn tuổi thọ- Ảnh 1.

Bác sĩ Hồng Vĩnh Tường nhắc nhở, việc uống quá ít nước có thể gây hại cho thận. Nếu thói quen sinh hoạt không được cải thiện rất có thể sẽ buộc phải chạy thận ở tuổi 60.

WHO chỉ ra rằng, mỗi năm có hơn 2 triệu người trên thế giới chết vì các bệnh do lối sống lười biếng gây ra, bao gồm bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường, bệnh thận và cả ung thư. Bác sĩ Hồng Vĩnh Tường cũng đưa ra cảnh báo về 6 việc lười làm có thể gây nguy hiểm đối với sức khỏe.

1. Lười đi vệ sinh

Việc lười đi vệ sinh có dễ gây ra các bệnh về đường tiết niệu như viêm bàng quang, viêm niệu đạo... Nếu nhiễm trùng nặng còn có thể gây viêm thận. Về lâu dài có thể dẫn tới chứng tăng urê huyết và ung thư bàng quang.

2. Lười uống nước

Hoạt động của các mô và cơ quan trong cơ thể con người phụ thuộc vào nước. Ngoài nhu cầu cung cấp nước của thận, việc không uống đủ nước còn có thể khiến máu lưu thông chậm, não bị suy yếu cũng như tăng nguy cơ mắc các bệnh về não, nhồi máu cơ tim, mất trí nhớ...

Với người trưởng thành, nên uống 6 đến 8 ly nước mỗi ngày (240 ml/cốc), uống chậm thành từng ngụm nhỏ và có thể thay đổi theo lịch trình hoạt động cũng như môi trường. Nên bổ sung nước khi thức dậy, trước và sau bữa ăn... điều này không chỉ có tác dụng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón mà còn giúp giảm lượng calo nạp vào, thoát khỏi nguy cơ béo phì cũng như các bệnh mãn tính.

3. Lười nấu ăn

Chức năng thận của người phụ nữ 35 tuổi chỉ bằng bà lão 60, bác sĩ cảnh báo "6 lười" làm tăng nguy cơ rút ngắn tuổi thọ- Ảnh 2.

Những đồ ăn mua bên ngoài, đồ ăn nhanh... thường chứa nhiều dầu, muối và đường, đồng thời dễ thiếu chất xơ. Điều này không chỉ tăng nguy cơ béo phì mà còn có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, thậm chí còn làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Bác sĩ Hồng Vĩnh Tường cũng nhắc nhở thêm rằng, nhiều người sử dụng túi nhựa để đựng các loại đồ ăn nóng có thể khiến các chất dẻo hòa tan lẫn vào thức ăn và gây hại cho cơ thể.

4. Lười di chuyển

Bạn chỉ muốn nằm dài trên xem TV, lướt điện thoại và ăn vặt sau khi tan học, tan làm? Khoảng 6% bệnh tim, 7% bệnh tiểu đường, 10% ung thư vú và ung thư đại trực tràng là do béo phì vì ít vận động.

Nhiều người thích ngồi trong thời gian dài và thậm chí còn lười đi bộ. Trên thực tế, đi bộ là cách tập thể dục đơn giản nhất, hiệu quả nhất và không tốn kém. Một nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy những phụ nữ lớn tuổi đi bộ trung bình 4.400 bước mỗi ngày có thể giảm 41% tỷ lệ tử vong so với những người đi bộ trung bình 2.700 bước. Mọi người nên đi bộ nhiều hơn bằng cách đi bộ ra bến xe buýt để đi làm, cố gắng đi cầu thang bộ khi lên xuống...

Chức năng thận của người phụ nữ 35 tuổi chỉ bằng bà lão 60, bác sĩ cảnh báo "6 lười" làm tăng nguy cơ rút ngắn tuổi thọ- Ảnh 3.

5. Lười sử dụng não

Ít cơ hội sử dụng não bộ sẽ khiến não bị thoái hóa nhanh chóng, không chỉ khiến trí nhớ trở nên kém đi mà tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Ngoài việc rèn luyện trí não thông qua việc đọc, viết, tính nhẩm hàng ngày mà không cần dựa vào máy tính hay thử thách những điều mới mẻ, các chuyên gia cũng cho rằng, việc giao tiếp, trò chuyện, tận hưởng các hoạt động giải trí đều là những cách tốt để tăng cường trí não.

6. Lười đi khám sức khỏe:

Nhiều bệnh nhân mắc ung thư cũng như các căn bệnh nguy hiểm chỉ được chẩn đoán sau khi xuất hiện các triệu chứng nặng và đã bỏ lỡ thời gian điều trị vàng.

- Ung thư cổ tử cung: Phụ nữ trên 30 tuổi nên xét nghiệm tầm soát tế bào cổ tử cung ít nhất 3 năm một lần.

- Ung thư vú: Phụ nữ từ 45 - 69 tuổi hoặc phụ nữ từ 40 - 44 tuổi có quan hệ huyết thống cấp hai với người bị ung thư vú nên chụp quang tuyến vú hai năm một lần.

- Ung thư đại trực tràng: Với người từ 50 - 74 tuổi nên xét nghiệm máu ẩn trong phân hai năm một lần.

- Ung thư miệng: Những người trên 30 tuổi có thói quen nhai trầu, hút thuốc phải thực hiện sàng lọc ung thư miệng, kiểm tra niêm mạc miệng hai năm một lần.

- Ung thư phổi: Đàn ông từ 50 - 74 tuổi hoặc phụ nữ từ 45 - 74 tuổi có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi hoặc có tiền sử hút thuốc nhiều năm. Những người hút thuốc nhiều ở độ tuổi từ 50 - 74, trên 30 gói/năm nên chụp cắt lớp vi tính liều thấp (LDCT) 2 lần/năm.

Nguồn: edh.tw

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại