Cảnh báo "lạnh người": Thế chiến thứ III giữa Nga và NATO có thể bùng nổ ngay tại Belarus?

Bảo Lam |

Kịch bản cuộc xung đột vũ trang lớn, thậm chí là bùng nổ chiến tranh thế giới thứ III trong thời gian tới được dự báo có thể sẽ xảy ra ở "vùng Donbass của Belarus" là Grodno.

Trong bài viết mang tựa đề "Между НАТО и Россией: Третья мировая может начаться в Белоруссии? - Giữa NATO và Nga: Thế chiến thứ III sẽ bắt đầu tại Belarus?", chuyên gia quân sự người Nga Victor Sokirko đã đưa ra cảnh báo lạnh người rằng nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới lần thứ 3 là có thật.

Chiến tranh thường nổ ra một cách bất ngờ

Chuyên gia Victor Sokirko khái quát tất cả các cuộc chiến tranh thường nổ ra một cách bất ngờ, thậm chí cả khi các nước hoàn toàn sẵn sàng cho những hành động quân sự.

Cùng nhớ lại rằng cả Thế chiến thứ II cũng bắt đầu đột ngột, mặc dù nó được báo trước không chỉ từ phía Đức, mà cả phía Ba Lan.

Warsaw khi đó đã thực hiện cuộc tổng động viên một cách âm thầm, khi tăng quân số của các lực lượng vũ trang từ 260 nghìn người lên thành 1 triệu và nghiên cứu kế hoạch "Phương Tây" để đánh chiếm những lãnh thổ của Đức.

Người Đức có kế hoạch triển khai chiến dịch quy mô lớn "Himmler" của mình nhằm tấn công Ba Lan. Lý do chính là chiến dịch "Aktion Konserve" - màn dàn dựng cuộc tấn công nhằm vào đài phát thành của Đức ở thành phố Gliwice, mà được triển khai vào ngày 31/8/1939. Chiến tranh nổ ra ngay ngày hôm sau.

Dự cảm về một thế chiến mới cả bây giờ vẫn còn đang treo lơ lửng trên không trung - tia lửa giữa Nga và một loạt quốc gia NATO. Cả hai bên đang trong tình trạng sẵn sàng, và chỉ còn thiếu lý do để bắt đầu cuộc chiến.

Thế nhưng, đã tìm ra lý do - đó là Belarus, quốc gia mà đã trở thành quả táo của sự bất hoà. Minsk hiện nay đang chìm trong những cuộc bạo loạn bắt đầu sau cuộc bầu cử tổng thống, phe đối lập giăng khẩu hiệu "Từ chức đi!" chống lại ông Lukashenko.

Phương Tây ủng hộ, còn Nga nói rằng sẽ không bỏ Belarus trong hoạn nạn. Tổng thống Putin tuyên bố về sự sẵn sàng giúp đỡ dân tộc anh em và đương kim Tổng thống Belarus bằng các lực lượng quân sự hoá. Và vì thế, tờ Washington Examiner của Mỹ dự báo sự khởi đầu của Thế chiến thứ III có thể sẽ bùng phát từ Belarus.

Cảnh báo lạnh người: Thế chiến thứ III giữa Nga và NATO có thể bùng nổ ngay tại Belarus? - Ảnh 2.

NATO triển khai thêm lực lượng tới Đông Âu.

Chúng ta đã từng cười nhạo khi trong năm ngoái các chuyên gia phân tích của tình báo quân sự Estonia đã đưa ra một giả định hoàn toàn mới về những mối đe doạ từ bên ngoài - qua "cuộc cách mạng màu" ở Belarus.

"Sự đánh giá của chúng tôi nằm ở chỗ, nếu như điều gì đó bất ngờ xảy ra với cá nhân Tổng thống Alexander Lukashenko và chế độ của ông ấy, sẽ có một rủi ro lớn của những hành động quân sự nhanh chóng từ phía Nga để ngăn cản việc biến Belarus thành quốc gia dân chủ thân phương Tây".

Có thể đó là một phân tích riêng, có thể là sự lộ lọt thông tin của các cơ quan tình báo NATO, nhưng một phần của những kế hoạch này đang trở thành hiện thực.

Giới tình báo Estonia có sự lo lắng của mình - họ dự báo rằng trong trường hợp xảy ra bất cứ cuộc xung đột vũ trang nào ở Đông Âu, đất nước của họ chắc chắn sẽ rơi vào tầm ảnh hưởng của Nga.

Và lý do được đưa ra chính là những sự kiện ở Belarus mà Moscow chắn chắn sẽ can thiệp vào, sau đó Nga sẽ xung đột với NATO và tận dụng bối cảnh để "chiếm" cả khu vực Cận Baltic. Về nguyên lý, họ phân tích một cách logic, ngoại trừ việc Nga không xây dựng các kế hoạch như thế.

Ở đây tình huống diễn ra như thế này. Moscow nói rằng sẵn sàng hỗ trợ quân sự cho Minsk nếu có một quốc gia thứ ba nào đó xâm lược lãnh thổ của Belarus. Đây là quốc gia đồng minh, đất nước nằm trong thành phần Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể, cho nên sự hỗ trợ như vậy được xác định bằng các thoả thuận và trách nhiệm.

Phương Tây, nếu như nói một cách cụ thể, trước tiên đó là Mỹ và Ba Lan, tuyên bố rằng sẽ sử dụng vũ lực nếu như các đơn vị của Nga "tiến vào" Belarus.

Có nghĩa là tất cả đang ở trong tình trạng sẵn sàng và chỉ thiếu việc tổ chức một chiến dịch "Aktion Konserve-2" nào đó để kích động cuộc xung đột vũ trang quy mô rộng lớn này. Nói chung, cần có lý do, và tạm thời nó vẫn chưa có.

Cảnh báo lạnh người: Thế chiến thứ III giữa Nga và NATO có thể bùng nổ ngay tại Belarus? - Ảnh 3.

Tổng thống Belarus Lukashenko có thể sẽ phải nhờ cậy vào Tổng thống Nga Putin.

Vậy những kịch bản nào có thể xảy ra?

Như một phương án, đó là "Donbass lộn ngược", theo biến thể Belarus - đó là tỉnh Grodnenskaya và Brestskaya. Warsaw coi chúng không chỉ là "vành đai phía đông", mà gần như còn là các tỉnh tương lai của Ba Lan (đến năm 1939, những lãnh thổ này từng thuộc Ba Lan).

Ở đó có rất đông người dân tộc Ba Lan đang sinh sống (tại Grodno có khoảng 21,5%) và các cuộc tuần hành "chống lại ông Lukashenko" xảy ra mạnh mẽ nhất chính tại những tỉnh này, và được cho là không chỉ đang được hậu thuẫn mà còn cả kích động từ phía Ba Lan.

Về lý thuyết, một cuộc "nổi dậy của Nhân dân" nào đó có thể bị kích động ở đó và chiếm chính quyền bằng vũ trang, điều như từng xảy ra tại 2 tỉnh Donetsk và Lugansk ở Ukraine, ly khai khỏi Kiev sau "Maidan" vào năm 2014.

Trong trường hợp này, Ba Lan có thể cử những đơn vị của mình tới giúp đỡ "các dân quân" Grodno và Brest, đương nhiên, dưới sự yểm trợ của các lực lượng quân đội Mỹ đóng quân trên lãnh thổ Ba Lan.

Mỹ ở đây đóng vai trò then chốt và kẻ biên kịch chính của các cuộc xung đột. Vì những bất đồng hiện có với một loạt các nước thành viên NATO tại Tây Âu, Washington chú trọng vào những thành viên mới của khối tại Đông Âu, trước tiên đó chính là Warsaw, còn tiếp đến là Vilnius, Riga và Tallinn.

Ưu tiên nhất chính là Ba Lan, nơi đã triển khai 4,5 nghìn binh lính Mỹ với các xe tăng M1 Abrams, pháo tự hành Paladin, xe chiến đấu bộ binh Bradley, còn mới đây 18 máy bay tiêm kích F-16 của Mỹ đã được di chuyển từ Đức tới sân bay dã chiến Ba Lan.

Với sự yểm trợ như thế, Ba Lan có thể liều mình đưa các đơn vị tới lãnh thổ Belarus để bảo vệ "các tỉnh" của mình. Cũng chính là để ủng hộ "dân chủ" mà không cần tuyên chiến với Minsk.

Nói chung, ở Grodno và Brest cần phải tổ chức/kích động "một cuộc nổi dậy của người dân", điều mà hiện nay người Ba Lan đang rất tích cực triển khai khi thúc đẩy những phần tử theo chủ nghĩa dân tộc bản địa.

Tổng thống Lukashenko đã chỉ đạo thực hiện cuộc tập trận chiến thuật ở Grodno từ 28 đến 31/8 để đáp trả những hành động này.

Bộ Quốc phòng Belarus nhấn mạnh rằng, trong khuôn khổ cuộc tập trận, đã tập dượt những bài tìm kiếm, bao vây và tiêu diệt các nhóm biệt kích do thám và những nhóm vũ trang phi pháp của địch, với việc sử dụng các nhóm đột kích-tìm kiếm của những lực lượng các chiến dịch đặc biệt phối hợp với các đơn vị xe tăng và cơ giới.

Cảnh báo lạnh người: Thế chiến thứ III giữa Nga và NATO có thể bùng nổ ngay tại Belarus? - Ảnh 5.

Quân đội Belarus tiến hành tập trận quy mô lớn ở biên giới phía Tây, giáp với NATO.

Trước đó, lãnh đạo Bộ Quốc phòng Belarus, ông Victor Khrenin đã chia sẻ về sự can thiệp từ bên ngoài vào vấn đề nội bộ của đất nước, vì thế nên đã triển khai cuộc tập trận tổng thể với các đơn vị của Bộ tư lệnh tác chiến phía tây.

Bằng những cuộc tập trận này ông Lukashenko muốn chứng tỏ rằng sẵn sàng cho phương án sử dụng vũ lực trong bối cảnh hiện tại ở trong nước và sẵn sàng chống lại sự can thiệp từ bên ngoài, chính xác hơn là chống lại "trụ cột thứ 5", mà đã xuất hiện tại Belarus khi chưa được phép.

Và ông Lukashenko dự định sẽ chiến đấu với chính những thù trong, chứ không phải "giặc ngoài" với các nước NATO. Và trong trường hợp này, ông ấy có sự bảo đảm nhận được hậu thuẫn vũ trang từ phía Nga.

Moscow trong bối cảnh này có thể sẽ tìm được thứ có lợi cho mình - một Lukashenko đang suy yếu sẵn sàng hội nhập chặt chẽ hơn với Nga, điều mà ông từng cưỡng lại trong nhiều năm, khi chơi trò độc lập riêng lẻ.

Tổng thống Lukashenko có thể chấp nhận cả việc triển khai các căn cứ quân sự của Nga trên lãnh thổ Belarus ngoài trung tâm thông tin lạc của Hạm đội hải quân Nga và trung tâm kỹ thuật vô tuyến mà ông từng phản đối.

Mặt khác, hiện nay ở Belarus, người ta không chấp nhận những hành động như thế, giống điều mà từng được chấp nhận 5 năm trước.

Bởi vậy, ông Putin hiện giờ khó có thể dám cương quyết đưa quân vào Belarus nếu như không có bất cứ sự can thiệp từ bên ngoài bằng vũ trang vào đất nước này. Và lý do để điều đó xảy ra có thể chính là "Donbass kiểu Belarus" ở Grodno.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại