Cách chữa bệnh đau thần kinh tọa cho người ngồi nhiều: 7 bài tập có tác động nhanh nhất

Homi |

Bệnh đau thần kinh tọa không còn chỉ xuất hiện ở người già, mà nay đã "tấn công" cả người trẻ, người ngồi nhiều, ít vận động. Bài tập này giúp bạn phòng ngừa ngay từ giai đoạn sớm.

Nhiều người đã biết rõ cảm giác đau dây thần kinh tọa khó chịu như thế nào. Thật kỳ lạ rằng, nếu đi bộ nhiều lại là một trong những yếu tố làm tăng triệu chứng ở những người có bệnh thần kinh tọa.

Nhưng cũng có một số tin tốt - đau thần kinh tọa có thể được chữa khỏi mà không cần can thiệp phẫu thuật trong hơn 75% trường hợp. Trong số các cách hiệu quả để đạt được điều này là thông qua một số bài tập khá đơn giản.

Sau đây là một số kỹ thuật để giúp bạn làm giảm đau thần kinh tọa. Để thuận tiện, các chuyên gia đã chia bài tập thành 3 nhóm chủ đề giúp hỗ trợ chữa đau thần kinh tọa hiệu quả hơn.

Nhóm số 1: Các bài tập ở tư thế nằm

Bài tập này nên được thực hiện trong khi nằm. Đặt một tấm thảm yoga hoặc một tấm chăn trên một mặt phẳng. Đóng tất cả các cửa sổ và cửa ra vào để không bị gió lạnh thổi trong phòng.

Bài tập 1

Nằm ngửa, gập đầu gối. Nâng chân phải lên và vắt chéo lên đùi trái. Quấn hai tay sau khoeo trái và kéo gập chân vào bụng. Đừng nhấc đầu khỏi sàn. Giữ nguyên tư thế này trong ít nhất 30 giây. Lặp lại bài tập 2-3 lần cho mỗi chân.

Cách chữa bệnh đau thần kinh tọa cho người ngồi nhiều: 7 bài tập có tác động nhanh nhất - Ảnh 1.

Bài tập 2

Để thực hiện bài tập tiếp theo, hãy nằm ngửa và đưa hai tay xuôi dọc theo cơ thể. Nhấc đầu gối và nâng hai chân như trong hình. Nâng lên hạ xuống 5 lần.

Cách chữa bệnh đau thần kinh tọa cho người ngồi nhiều: 7 bài tập có tác động nhanh nhất - Ảnh 2.

Bài tập 3

Đối với bài tập cuối cùng trong nhóm này, bạn sẽ cần một quả bóng tennis. Lấy quả bóng và đặt xuống dưới mông của bạn. Nhẹ nhàng di chuyển để tìm vị trí đau ở mông. Sau khi tìm thấy, bạn có thể nhấn vào đó cẩn thận trong 30-60 giây bằng cách thả lỏng cơ thể vào quả bóng.

Lăn quả bóng lên và xuống khu vực này. Sau đó di chuyển đến điểm đau tiếp theo. Tránh vùng cột sống trong khi lăn và dừng ngay lập tức nếu cơn đau nhói xảy ra. Thực hiện 2 lần/ngày trong 5-10 phút.

Cách chữa bệnh đau thần kinh tọa cho người ngồi nhiều: 7 bài tập có tác động nhanh nhất - Ảnh 3.

Nhóm số 2: Các bài tập ở tư thế ngồi

Bài tập 1

Ngồi trên sàn và thực hiện tư thế gập mình, uốn cong chân và giữ ở phía trước như hình. Duỗi thẳng cánh tay phải của bạn và hạ chạm xuống sàn. Cánh tay trái ở khuỷu tay và đặt nó trên đầu gối phải. Nhẹ nhàng xoay đầu và cơ thể sang phải. Giữ tư thế này trong 30 giây. Lặp lại với chân trái.

Cách chữa bệnh đau thần kinh tọa cho người ngồi nhiều: 7 bài tập có tác động nhanh nhất - Ảnh 4.

Bài tập 2

Ngồi trên ghế, đặt mắt cá chân trái lên đầu gối phải. Cẩn thận nghiêng về phía trước, giữ thẳng lưng, không uống cong. Giữ tư thế này trong 10 nhịp thở. Lặp lại bài tập 5 lần cho mỗi chân .

Cách chữa bệnh đau thần kinh tọa cho người ngồi nhiều: 7 bài tập có tác động nhanh nhất - Ảnh 5.

Nhóm số 3: Các bài tập ở tư thế đứng

Bài tập 1

Nhẹ nhàng duỗi thẳng chân càng thẳng càng tốt cho đến khi bạn cảm thấy căng đùi. Cố gắng không nâng đùi lên cao hơn trong khi duỗi. Giữ nguyên tư thế này cho 30 giây. Lặp lại bài tập 2-3 lần trên mỗi chân.

Cách chữa bệnh đau thần kinh tọa cho người ngồi nhiều: 7 bài tập có tác động nhanh nhất - Ảnh 6.

Bài tập 2

Cúi người, để chân trái trên một bề mặt cao. Nhẹ nhàng duỗi thẳng và gập người càng gần càng tốt. Giữ một vài nhịp thở. Lặp lại bài tập nhiều lần với cả hai chân.

Cách chữa bệnh đau thần kinh tọa cho người ngồi nhiều: 7 bài tập có tác động nhanh nhất - Ảnh 7.

Bí quyết giảm nhẹ bệnh đau thần kinh tọa

Không chỉ tập thể dục có thể làm giảm đau thần kinh tọa. Để giảm đau thần kinh tọa, bạn có thể sử dụng các mẹo sau:

Cách chữa bệnh đau thần kinh tọa cho người ngồi nhiều: 7 bài tập có tác động nhanh nhất - Ảnh 8.

Đừng nhấc vật quá nặng

Xem lại tư thế của bạn

Đừng đi giày cao gót

Cố gắng duy trì cân nặng hợp lý, khỏe mạnh

Từ bỏ thói quen xấu

Ngồi đúng tư thế

Đứng lên đi lại sau 20 phút/lần

Ngủ với giường đệm có độ cứng vừa phải

Trước khi áp dụng bất kỳ hoạt động thể chất nào, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để chẩn đoán chính xác và cho phép thực hiện các bài tập. Đặc biệt nếu bạn đang mang thai hoặc mắc các bệnh nghiêm trọng hoặc mãn tính.

*Theo Health/BS

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại