Bác sĩ bó tay vì can thiệp có thể khiến thận "mủn nát"
Ông N.V.Th (62 tuổi, Sóc Sơn, Hà Nội) đang khỏe mạnh thấy đau quặn bụng được người nhà đưa đi cấp cứu. Sau khi, khám bác sĩ chẩn đoán sỏi đầy thận trái, thận phải có sỏi kèm theo u thận.
Ông Th chia sẻ: "Cách đây, nhiều năm tôi đi khám và biết mắc sỏi thận bác sĩ nói không cần can thiệp vì sỏi nhỏ. Tôi cũng thấy sức khỏe bình thường vẫn đi làm được nên tôi cũng không đi khám lại. Khi tôi đau bụng bác sĩ nói thận tôi có nhiều sỏi và có u".
PGS.TS Đỗ Trường Thành - Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho hay, hướng điều trị cho bệnh nhân Th trước mắt sẽ phải cắt u thận phải và phẫu thuật lấy sỏi ở thận trái. Tuy nhiên, tiên lượng thận hồi phục để phục vụ cho chức năng của có thể là rất khó.
Hiện nay, các mặt bệnh về tiết niệu trong đó sỏi tiết niệu tới Bệnh viện Việt Đức điều trị ngày càng tăng. Trong một tháng khoa tiếp nhận can thiệp cho khoảng 400-500 ca bệnh nhân.
Trong đó, có khoảng 250 ca tán sỏi; 50 ca phẫu thuật u lành tính tiền liệt tuyến và khoảng 20 ca ung thư tuyến tiền liệt; Còn lại là các bệnh lý tiết niệu bẩm sinh, u bàng quang, u thận và chấn thương tiết niệu.
Theo bác sĩ Thành số lượng bệnh nhân gặp biến chứng do sỏi tiết niệu vẫn còn cao.
Nguyên nhân sỏi thận tăng là do người dân coi trọng đi khám. Nếu như trước đây bệnh nhân thường đi điều trị thuốc nam. Thì nay, các phương tiện ít xâm lấn nên người bệnh không ngại can thiệt như trước.
Bác sĩ Thành cho biết, hiện nay vẫn có không ít bệnh nhân bị sỏi thận tới viện quá muộn. Bác sĩ Thành và đồng nghiệp cũng đã từng "bất lực" trước những bệnh nhân tới viện quá muộn, thận chứa đầy sỏi. Nếu mổ lấy sỏi cho bệnh nhân thì thận có thể mủn nát.
Hoặc có những bệnh nhân có thận san hô lớn trong thận, chức năng thận gần như không còn. Bởi vậy, việc can thiệp cho bệnh nhân cũng không còn ý nghĩa.
"Tại Việt Nam bệnh nhân mắc sỏi thận đến muộn gánh chịu hậu quả hỏng thận là thường không tin tưởng vào y học. Bệnh nhân có sỏi thận thay vì theo dõi để can thiệp thì lại tìm đến các loại thuốc lá, thuốc nam để điều trị.
Bệnh nhân chỉ đến bệnh viện khi đau đớn không thể chịu được. Rất nhiều bệnh nhân nặng tới viện chúng tôi không thể can thiệp được", bác sĩ Thành nói.
Sỏi thận sinh ra có phải do ăn "bẩn"?
Hiện nay, nhiều người cho rằng, việc ăn thức ăn không sạch sẽ là nguyên nhân gây ra sỏi thận. Bác sĩ Thành khẳng định, thông tin này không hoàn toàn chính xác. Bởi vì, sỏi tiết niệu có liên quan tới địa lý và môi trường.
Người Mỹ văn minh, nhưng vẫn có tỷ lệ mắc sỏi cao, có khoảng 12% nam và 6% nữ tại Mỹ mắc sỏi thận. Tuy nhiên, khi có sỏi thận họ thường phát hiện ra rất sớm, can thiệp và không ảnh hưởng tới chức năng của thận.
Bệnh nhân mất chức năng thận sẽ phải lọc máu chu kỳ.
Còn tại Việt Nam tỷ lệ mắc sỏi thận thấp hơn Mỹ, nhưng lại hay gặp biến chứng do đi khám muộn.
"Người bị sỏi thận sẽ bị ảnh hưởng tới sức khoẻ, công việc, cuộc sống. Bệnh nhân sẽ phải chịu đựng những cơn đau âm ỉ, nhiễm trùng, sốt. Với những bệnh nhân sỏi phức tạp có thể dẫn tới mệt mỏi, suy kiệt", bác sĩ Thành cho hay.
Để phát hiện ra sỏi thận sớm cách đơn giản nhất 1 năm nên siêu âm 2 lần. Trong trường hợp có cơn đau đột ngột cần phải đi khám ngay. Vì khi sỏi rơi xuống trong niệu quản sẽ rất đau. Sau đó, sẽ hết đau, nhưng sỏi nằm đó sỏi giãn ra mất chức năng, giãn mỏng thận.
Phòng tránh bệnh lý về sỏi thận và các bệnh lý thận khác bác sĩ Thành khuyến cáo như sau:
Ăn uống: Ăn đủ chất và uống nhiều nước nên uống nhiều nước canh khi ăn cơm. Thói quen ăn cơm không uống nước canh làm tăng nguy cơ lắng đọng sỏi thận.
Hạn chế ăn đồ ăn chế biến sẵn, những đồ ăn này thường có nhiều chất béo tăng nguy cơ mắc béo phì, đái tháo đường và gây ra sỏi thận.
Vận động nhiều: Tích cực vận, động luyện tập thể dục, thể thao sẽ tăng đào thải chất cặn.