Brad Pitt mắc chứng "mù mặt": Dấu hiệu nhận biết người mắc hội chứng này

T.L |

Chứng "mù mặt" này có thể xảy ra với bất kỳ ai. Làm sao để nhận ra một người mắc chứng mù mặt?

Tuyên bố của Brad Pitt về việc anh mắc chứng "mù mặt" đang gây xôn xao trên tất cả các trang tin trên thế giới trong tuần này. Cụ thể thì, trong cuộc phỏng vấn cho tạp chí GQ, nam diễn viên 58 tuổi cho biết, nhiều khả năng anh đã mắc chứng "mù mặt" - một tình trạng được gọi là prosopagnosia.

"Với tôi, hội chứng prosopagnosia đến nay vẫn còn là bí ẩn. Tôi không thể nắm bắt khuôn mặt người khác. Bởi vậy, tôi phải tìm hiểu thêm và kỹ hơn nữa", Brad Pitt chia sẻ.

Brad Pitt mắc chứng mù mặt: Dấu hiệu nhận biết người mắc hội chứng này - Ảnh 1.

Brad Pitt không phải là trường hợp người nổi tiếng duy nhất mắc hội chứng này trên thế giới. Diễn viên hài Stephen Fry, diễn viên Paul Foot, nhà thần kinh học Oliver Sacks, Công chúa Victoria của Thụy Điển... cũng khó khăn để nhận ra gương mặt người khác.

Vào năm 2017, một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ khi sinh ra nhẹ cân có khả năng nhận diện khuôn mặt kém hơn khi chúng lớn lên. Các nhà nghiên cứu tin rằng trọng lượng thấp khi sinh ra có liên quan đến sự suy giảm khả năng phát triển của các bộ phận trong não, bao gồm cả những vùng xử lý thông tin thị giác.

Vậy, hội chứng "mù mặt" là gì?

Vào năm 2017, một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ khi sinh ra nhẹ cân có khả năng nhận diện khuôn mặt kém hơn khi chúng lớn lên. Các nhà nghiên cứu tin rằng trọng lượng thấp khi sinh ra có liên quan đến sự suy giảm khả năng phát triển của các bộ phận trong não, bao gồm cả những vùng xử lý thông tin thị giác.

"Mù mặt" là một chứng rối loạn não khiến bạn không có khả năng nhận dạng hoặc phân biệt khuôn mặt mà mình nhìn thấy. Người mắc hội chứng mù mặt có thể cảm thấy khó khăn trong việc nhận ra sự khác biệt trên khuôn mặt của người mình mới gặp hay thậm chí họ còn có thể khó nhận ra khuôn mặt của người quen. Bệnh này ảnh hưởng đến khoảng 2% dân số trên thế giới.

Brad Pitt mắc chứng mù mặt: Dấu hiệu nhận biết người mắc hội chứng này - Ảnh 2.

Điều gì gây ra hội chứng "mù mặt"?

Theo Viện Quốc gia về Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ (NINDS), "mù mặt" được cho là do "sự bất thường, suy giảm hoặc tổn thương" ở khu vực hình vòng cung của não. Khu vực này "đóng vai trò quan trọng trong nhận dạng đối tượng và khuôn mặt".

Hội chứng mù khuôn mặt không liên quan đến tình trạng suy giảm thị lực, khuyết tật học tập hoặc mất trí nhớ. Những người bị chứng mù mặt chỉ cảm thấy khó khăn khi nhận diện khuôn mặt của một người chứ không gặp khó khăn trong việc nhớ ra người đó là ai như người mất trí nhớ.

Dấu hiệu cho thấy một người mắc hội chứng "mù mặt"

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh mù mặt là không có khả năng nhận ra hoặc phân biệt các khuôn mặt khác nhau.

Những người bị bệnh mù mặt dạng nhẹ có thể chỉ cảm thấy khó khăn khi phân biệt hoặc nhận diện khuôn mặt của những người mình không quen thân. Tuy nhiên, bệnh nhân bị mù mặt từ trung bình đến nặng có thể mắc hội chứng không nhớ mặt hoặc khó nhận ra cả khuôn mặt của những người đã thân thiết. Ở những trường hợp nghiêm trọng, những người bị mù mặt có thể mắc hội chứng không nhận diện được khuôn mặt của chính mình.

Nếu bệnh mù mặt xuất hiện ở trẻ em, bé bị bệnh có thể có một số triệu chứng như:

- Gặp khó khăn trong việc kết bạn.

- Nhút nhát ở trường nhưng lại rất tự tin ở nhà.

- Trở nên nhút nhát và bám ba mẹ ở nơi công cộng.

- Gặp khó khăn khi theo dõi các nhân vật trong phim.

- Nhìn nhầm một người lạ thành ba mẹ hay người thân.

- Chờ bạn vẫy tay trước khi bạn đến đón bé ở trường hợp hay ở một địa điểm nào đó.

- Không nhận ra những người quen như hàng xóm, họ hàng thân thiết hay bạn bè của ba mẹ, đặc biệt là khi bé gặp những người này ở một bối cảnh khác lạ.

Điều trị chứng "mù mặt" như thế nào?

Hiện tại vẫn chưa có cách chữa bệnh mù mặt. Việc điều trị tập trung chủ yếu vào giải pháp giúp những người mắc bệnh tìm cách nhận diện khuôn mặt những người mình gặp tốt hơn. Mặc dù không có cách chữa trị nào cho tình trạng này, những người mắc chứng này có thể được đào tạo lại để dùng các manh mối khác giúp họ nhận dạng khuôn mặt.

NINDS gợi ý rằng những người mắc chứng loạn sắc tố chậm phát triển có thể sử dụng các chiến lược bù trừ để nhận dạng khuôn mặt tốt hơn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại