Tự tay phá tan ngành công nghiệp đóng tàu Nga?
Có vẻ như Bộ Quốc phòng Nga bắt đầu phá tan ngành công nghiệp đóng tàu trong nước vừa mới được vực dậy, mà trước tiên đó là những doanh nghiệp tham gia vào công tác chế tạo các tàu chiến hiện đại, bằng những đơn kiện của cơ quan này gửi lên Tòa Trọng tài Moscow (Nga).
6 đơn kiện nhằm vào nhà máy "Pella". Số tiền phạt ít nhất trong số này là 256 triệu rúp, số tiền phạt lớn nhất – 2,9 tỷ rúp. Nhà máy này đã làm gì và tổ chức nào quan tâm tới sản phẩm của họ?
"Pella" nằm ở tỉnh Leningrad, cách không xa thành phố Saint-Peterburg (thủ phủ của tỉnh này). Nó được coi là một trong những nhà máy thành công nhất của lĩnh vực đóng tàu. Từng là đại diện đầu tiên của Nga được mời tham dự Triển lãm quốc tế danh tiếng về đóng tàu hạng nhỏ tại Rotterdam vài năm trước.
Ngoài các tàu dân sự, họ đóng cả các tàu chiến tại xưởng của mình. Những sản phẩm tàu chiến của họ nhiều lần được trưng bày tại các triển lãm hải quân thường kỳ 2 năm một lần được tổ chức tại Saint-Peterburg.
Vào mùa hè vừa qua, mọi người tham dự triển lãm Hải quân đã chỉ nói về các tàu tên lửa Karakurt Đề án 22800. của nhà máy này. Chúng có chức năng tiêu diệt các cơ sở của địch ở khu vực cận bờ, tiêu diệt những tàu chiến mặt nước, các cơ sở nhân tạo kiên cố và nổi.
Ngoài ra, chiếc tàu còn có khả năng chống lại các lực lượng khủng bố-chống phá, thực hiện việc tìm kiếm và cứu hộ các thuỷ thủ đoàn của những máy bay và tàu thuyền gặp nạn. Nói ngắn gọn – đó là tàu tên lửa đa năng. Còn vũ khí chính của nó là các tên lửa hành trình chính xác cao tầm xa "Kalibr".
"Pella" ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Nga sản xuất 7 tàu chiến loại này. Chiếc đầu tiên, mang tên "Mytishchi", dự kiến phải được bàn giao cho khách hàng vào mùa thu năm ngoái, nhưng chậm tiến độ 4 tháng. Biên bản bàn giao được ký vào ngày 28/02/2019. Tất nhiên, không vấn đề gì.
Tuy nhiên, như nhà máy chia sẻ với phóng viên Svpressa, khách hàng "cảm thấy hài lòng với chất lượng sản phẩm".
Tàu tên lửa Karakurt Đề án 22800.
Còn liên quan tới việc chậm tiến độ, thì theo lời nguồn tin này cho biết, không hề có yêu cầu bồi thường nào bằng miệng hay bằng văn bản được gửi cho nhà thầu. Đơn giản là nhà máy "Pella" không có lỗi trong việc chậm bàn giao.
"Lãnh đạo của chúng tôi đã gửi công văn tới Ban lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nga giải thích lý do của việc chậm trễ bàn giao chiếc tàu này. Lệnh cấm các cuộc thử nghiệm tại Vịnh Phần Lan và trên biển Baltic của Moscow đã gây khó khăn cho việc thực hiện các điều khoản hợp đồng đúng hạn.
Vấn đề là trong năm ngoái đã diễn ra các trận đấu của Vòng chung kết bóng đá thế giới tại Nga. Các biện pháp an ninh được tăng cường, bao gồm cả trên vùng biển xung quanh Saint-Peterburg.
Còn sau đó, khi World Cup kết thúc, Tàu tên lửa Karakurt Đề án 22800 mới của chúng tôi phải tham gia vào Lễ duyệt binh Hải quân.
Cho nên công tác thử nghiệm, hoàn thiện chiếc tàu đã phải tiến hành chậm hơn so với kế hoạch gần nửa năm. Lỗi của nhà máy ở đâu?" nguồn tin này nói.
Và Bộ Quốc phòng chấp thuận giải thích của nhà máy, khi xác nhận rằng không có chuyện yêu cầu phạt vì chậm bàn giao. Và thật bất ngờ - đơn yêu cầu bồi thường 3 tỷ rúp…
Tuy nhiên, vấn đề động cơ cũng gây ảnh hưởng tới thời hạn bàn giao. Nhưng nhà máy không phải là đơn vị sản xuất động cơ. Họ tiếp nhận từ nhà máy "Zvezda", nên bị phụ thuộc, và thậm chí trong câu chuyện này còn là bên thiệt hại.
Nhà máy "Zvezda" xác nhận lý do liên quan tới các động cơ dành cho những tàu tên lửa hạng nhỏ, nhưng từ chối bình luận thêm. Họ chỉ giải thích rằng cũng bị phụ thuộc vào các đơn vị cung cấp phụ tùng.
Trước đây, Bộ Quốc phòng không có bất cứ phàn nàn nào đối với "Pella". Ngược lại, họ coi nhà máy này là một trong những đối tác đáng tin cậy nhất của mình. Căn cứ vào kinh nghiệm, hạm đội định kỳ và đúng hạn tiếp nhận từ nhà máy này các tàu chiến và tàu quân sự các loại.
Sự chậm trễ xảy ra trong năm ngoái do những tác động ngoại cảnh, đáng lẽ không thể dẫn tới vụ bê bối liên quan tới 6 đơn yêu cầu bồi thường với tổng giá trị lên tới gần 10 tỷ rúp.
Có thể là những yêu cầu bồi thường kiểu khác? Lấy ví dụ, liên quan tới việc khôi phục nhà máy đóng tàu "More" ở Feodosy (Crimea)? Chính "Pella" được giao nhiệm vụ nâng cấp đơn vị sau khi Crimea ra nhập Nga.
Khi nhận được cuộc điện thoại hỏi thăm về vấn đề này, nữ nhân viên lễ tân của Văn phòng thành phố Feodosy đã trả lời: "Nhà máy đóng tàu? Đúng rồi, đang hoạt động. Tạm thời chưa như thời kỳ Liên Xô, khi mà nó từng là nhà máy chính của thành phố. Nhưng đang từng bước hồi sinh sau vài năm đình trệ dưới sự quản lý của Ukraine".
Còn tại chính nhà máy này, một nhân viên bảo vệ đã cầm máy. Anh ta xác nhận rằng tình hình đang tốt lên, các tàu đang được đóng, tiền lương vẫn trả. "Công nhân của chúng tôi, thật sự, vẫn còn ít, tổng cộng có vài trăm con người so với vài nghìn trước lúc Liên Xô tan rã. Vấn đề chính là với các chuyên gia, họ bỏ đi rất nhiều".
Tàu tên lửa Karakurt Đề án 22800.
Vậy Bộ Quốc phòng Nga kiện tụng vì cái gì?
Đây cũng chính là câu hỏi mà nhà mày "Pella" đặt ra. Có hai phương án: hoàn toàn đây là một sai lầm nào đó về mặt tổ chức hoặc là "những hành động có chủ ý của các đối tượng cụ thể nhằm mục đích gây ảnh hưởng tới danh tiếng của nhà máy đóng tàu".
Nhưng nếu là sai lầm thì có lẽ đã được xử lý từ lâu. Còn liên quan tới "những hành động có chủ ý" của ai đó…
Nếu như vấn đề không liên quan tới đơn đặt hàng quốc phòng, không liên quan tới đơn yêu cầu bồi thường của Bộ Quốc phòng, mà liên quan tới các chủ thể cạnh tranh trong kinh doanh nào đó thì sao…
Khi không nhận được câu trả lời từ Bộ Quốc phòng, Svpressa đã mò vào trang điện tử của Toà trọng tài thành phố Moscow và tìm thấy thêm một vài đơn yêu cầu bồi thường nữa của Bộ Quốc phòng.
Không hiểu cơ quan này làm việc như thế nào. Hoặc là họ không có kinh nghiệm trong việc giám sát các đơn đặt hàng quốc phòng hoặc không ai biết cách kiểm soát việc thực hiện các đơn đặt hàng này để không cho tình trạng chậm trễ trong bàn giao và kém chất lượng xảy ra hay sao?
"Nhờ sự nâng cấp đội ngũ tàu thuyền, tỷ lệ tàu chiến hiện đại trong Hạm đội Hắc Hải sẽ tăng lên con số 70% vào năm 2020", tư lệnh hạm đội Hắc Hải, phó đô đốc Igor Osipov vừa mới tuyên bố cách đây không lâu.
Lãnh đạo Tập đoàn đóng tàu thống nhất Nga cũng đã phát biểu với một bản báo cáo hoành tráng trước thềm năm mới. Chủ tịch của cơ quan này, ông Alexei Rakhmanov đã báo cáo:
"Tổng cộng trong năm 2019 đã ký kết 17 hợp đồng dịch vụ công mới, bảo đảm công việc cho các nhà máy chủ lực của tập đoàn đến năm 2026, trong một vài trường hợp đến tận năm 2028".
Không có bất cứ vấn đề nào liên quan tới các động cơ và phụ tùng lắp ráp dành cho các tàu thuyền, những thứ mà trước đây phần lớn phải mua từ Ukraine. Và từ năm 2014, Nga tự sản xuất theo đúng tinh thần của chương trình thay thế nhập khẩu.
Nhưng tạm thời công tác sản xuất chưa được ổn định, vẫn còn gặp những gián đoạn. Và vấn đề thiếu hụt chuyên gia cũng không phải là nhỏ. Tại Feodosy, các sinh viên tốt nghiệp trung cấp kỹ thuật đi khỏi thành phố để tìm kiếm mức thu nhập xứng đáng, thường xuyên thay đổi công việc. Nhà máy "More" thì đang thiếu chuyên gia một cách trầm trọng…