BS Đông y hướng dẫn cách tác động 5 vị trí trên khuôn mặt: Ngũ tạng khỏe mạnh, bệnh tật tiêu tan

Vân Hồng |

Đông y cho rằng, 5 bộ phận trên khuôn mặt là đại diện cho 5 cơ quan nội tạng trong cơ thể. Biết kéo giãn, day bấm, tác động trên khuôn mặt có thể chăm sóc ngũ tạng rất tốt.

Người Trung Quốc từ xưa đến nay rất yêu chuộng việc dưỡng sinh bằng cách mát xa, bấm huyệt hoặc day bấm, kéo giãn các bộ phận cơ thể.

Đơn giản như cuộn lưỡi đảo lưỡi để dưỡng tâm, thường xuyên kéo tai để dưỡng thận, nhắm mắt nhíu mày để dưỡng gan, nhe răng và duỗi hàm để bổ tỳ vị, day vuốt mũi để dưỡng phổi… Tất cả những thói quen này nếu được thực hiện thường xuyên thì lợi ích mà cơ thể nhận được sẽ rất lớn.

Bài viết này của chuyên gia Lưu Dũng, Bác sĩ phó khoa Châm cứu, Bệnh viện số 1 thuộc Đại học Trung y dược Hắc Long Giang (TQ) hướng dẫn chúng ta cách tác động lên các cơ  quan trên khuôn mặt (day bấm vuốt các vị trí trên mặt) để chăm sóc và nuôi dưỡng ngũ tạng, cải thiện và nâng cao chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

Như các danh y xưa có câu nói nổi tiếng rằng: "Gân dài thêm một thốn, sống thêm được mười năm." "Người già để gân ngắn lại, rất khó để trường thọ". Mặc dù câu nói này có chút phóng đại, nhưng chúng cũng là điều minh họa đầy đủ những lợi ích sức khỏe của việc kéo dài/giãn gân hay day bấm các cơ quan cơ thể.

BS Đông y hướng dẫn cách tác động 5 vị trí trên khuôn mặt: Ngũ tạng khỏe mạnh, bệnh tật tiêu tan - Ảnh 1.

12 đường kinh trên cơ thể

BS Đông y hướng dẫn cách tác động 5 vị trí trên khuôn mặt: Ngũ tạng khỏe mạnh, bệnh tật tiêu tan - Ảnh 2.

Trong lý luận y học cổ truyền Trung Quốc, mười hai kinh mạch đều bắt đầu từ ngón tay và móng của các chi, sau đó được phát triển trong các xương phụ, buộc vào khuỷu tay và cổ tay, buộc vào các khớp, nối với các cơ, lên trên cổ và cuối cùng là đầu.

Theo bác sĩ Lưu Dũng, Phó Giám đốc Khoa Châm cứu cho biết, vì 12 kinh mạch đều đi lên đầu và mặt nên các bộ phận này là cửa sổ của ngũ tạng ra thế giới bên ngoài.

Chức năng của các bộ phận trên mặt có liên quan mật thiết đến ngũ tạng. Sách Hoàng đế Nội kinh cho rằng các bộ phận trên mặt thích ứng với ngũ tạng, ngũ tạng điều hòa chỉnh thể, cụ thể là chúng ta có thể dùng các phương pháp sau để kéo giãn ngũ tạng, nhằm đạt được mục tiêu nhỏ là điều hòa ngũ tạng, dưỡng sinh toàn thân.

1, Cách dưỡng tim

Tim của chúng ta thông với lưỡi, cuộn lưỡi và đảo lưỡi trong miệng nhiều lần trong ngày là cách có thể nuôi dưỡng tim.

Phương pháp:

Cuộn lưỡi của bạn khi bạn hít vào và co lưỡi khi bạn giữ nó ở mức tối đa; xoay lưỡi sang trái khi bạn hít vào và xoay lưỡi sang phải khi bạn thở ra; thè lưỡi ra hết sức có thể khi bạn hít vào và thu lưỡi co lại khi bạn thở ra.

Thường xuyên kéo căng lưỡi và vận động cơ lưỡi có thể tiết ra nhiều nước bọt, có lợi cho sức khỏe. Kéo dài các gân ở lưỡi có thể làm giảm chóng mặt, đánh trống ngực và đau tim.

Trên cơ sở bài tập này, kết hợp với các bài tập cho chi trên có thể giảm bớt khó chịu cho tim.

BS Đông y hướng dẫn cách tác động 5 vị trí trên khuôn mặt: Ngũ tạng khỏe mạnh, bệnh tật tiêu tan - Ảnh 3.

2, Cách dưỡng thận

Đông y quan niệm rằng thận khai khiếu ở tai, thận kết nối với lỗ tai, cho nên thường xuyên kéo giãn tai có thể là cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của thận.

Phương pháp:

Bước đầu tiên là chúng ta sẽ kéo căng đầu tai, véo mạnh đầu tai, kéo lên khi hít vào và thả lỏng tay kéo xuống nhẹ khi thở ra.

Thực hiện liên tiếp ba lần, bạn sẽ cảm thấy nóng ran vùng tai.

BS Đông y hướng dẫn cách tác động 5 vị trí trên khuôn mặt: Ngũ tạng khỏe mạnh, bệnh tật tiêu tan - Ảnh 4.
BS Đông y hướng dẫn cách tác động 5 vị trí trên khuôn mặt: Ngũ tạng khỏe mạnh, bệnh tật tiêu tan - Ảnh 5.
BS Đông y hướng dẫn cách tác động 5 vị trí trên khuôn mặt: Ngũ tạng khỏe mạnh, bệnh tật tiêu tan - Ảnh 6.

Ngoài ra, bạn có thể kéo căng tai khi bị cảm lạnh hoặc tức giận cũng có thể làm giảm các triệu chứng. Bước thứ hai là kéo căng dái tai, véo mạnh dái tai, kéo nó xuống khi bạn hít vào và thả lỏng khi bạn thở ra.

Bước thứ ba là kéo phần giữa hai tai, véo mạnh phần giữa hai tai, kéo duỗi ra khi hít vào và thả lỏng khi thở ra.

Ngứa tai, nghe kém, ù tai đều là biểu hiện của thận âm có vấn đề. Cho nên, thường xuyên kéo căng tai có thể đạt được tác dụng bổ thận khí, điều hòa thận khí thiếu hụt.

BS Đông y hướng dẫn cách tác động 5 vị trí trên khuôn mặt: Ngũ tạng khỏe mạnh, bệnh tật tiêu tan - Ảnh 7.

3, Cách dưỡng gan

Đông y quan niệm, gan khai khiếu ở mắt. Thường xuyên nhắm mắt và thả lỏng khuôn mặt có thể có lợi cho việc dưỡng gan.

Trong cuốn "Hoàng đế nội kinh" nói: Gan nhận đủ huyết thì nhìn rõ, gan bị ứ trệ thì ảnh hưởng đến ngũ sắc. Mắt nhìn thấy rõ các màu sắc là nhờ gan hoạt động điều hòa, cân bằng.

Ngày thường, chúng ta cũng có thể làm các động tác kích thích gan, nuôi dưỡng gan, bảo vệ gan bằng cách kéo giãn mí mắt.

Phương pháp:

Bước đầu tiên bạn mở mắt, dùng ngón tay cái và ngón trỏ véo mí mắt trên, kéo lên trên khi hít vào và thả lỏng khi thở ra.

Sau đó véo mi dưới, kéo xuống khi hít vào và thả lỏng khi thở ra, lặp lại 10 lần.

Để kéo căng cơ mắt, bạn phải nhắm mắt, nếu không việc kéo căng sẽ không hiệu quả.

Trong bước thứ hai, nắm khum bàn tay lại thành nắm đấm, nắm chặt ngón tay cái cả hai tay, đặt sống lưng ngón tay cái lên mắt và ấn mạnh vào vùng mí mắt trên và dưới 30 cái.

BS Đông y hướng dẫn cách tác động 5 vị trí trên khuôn mặt: Ngũ tạng khỏe mạnh, bệnh tật tiêu tan - Ảnh 8.

4, Cách dưỡng lá lách

Đông y quan niệm lá lách khai khiếu ở miệng, vận động kéo giãn vùng hàm và miệng là cách có thể tăng cường sức khỏe lá lách.

Khí của lá lách kết nối với miệng, nếu tỳ vị không tốt sẽ xuất hiện triệu chứng chán ăn, vô vị (mất cảm giác ngon ở vị giác khi ăn).

BS Đông y hướng dẫn cách tác động 5 vị trí trên khuôn mặt: Ngũ tạng khỏe mạnh, bệnh tật tiêu tan - Ảnh 9.
BS Đông y hướng dẫn cách tác động 5 vị trí trên khuôn mặt: Ngũ tạng khỏe mạnh, bệnh tật tiêu tan - Ảnh 10.
BS Đông y hướng dẫn cách tác động 5 vị trí trên khuôn mặt: Ngũ tạng khỏe mạnh, bệnh tật tiêu tan - Ảnh 11.

Vì vậy, gõ nhẹ vào răng khoảng 100 lần mỗi ngày; kéo nhẹ môi, ấn dọc môi hoặc ngoáy môi; thường xuyên thực hiện các động tác mím chặt miệng có thể đóng vai trò tốt trong việc kích thích lá lách và dạ dày.

Phương pháp:

Bằng cách cười rộng miệng hết cỡ và kéo căng hàm, dùng lực mở miệng và kéo dài hàm dưới về phía trước, có thể đạt được tác dụng kéo giãn cơ, giúp nuôi dưỡng chức năng của lá lách và dạ dày.

BS Đông y hướng dẫn cách tác động 5 vị trí trên khuôn mặt: Ngũ tạng khỏe mạnh, bệnh tật tiêu tan - Ảnh 12.

5, Cách dưỡng phổi

Phổi khai khiếu ở mũi, mũi vận hành tốt là để thông khí cho phổi. Phổi khí có thông hay không phải dựa vào mũi. Khi phổi ở trong trạng thái khí hòa thì mũi có thể nhận biết được mùi.

Thường xuyên ấn vào hai bên mũi có thể giúp loại bỏ khí bẩn trong cơ thể ra ngoài và hít được khí mới vào cơ thể, điều này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ phổi rất tốt.

Phương pháp:

Khi hít vào, mở rộng hai bên cánh mũi để lỗ mũi nở to tự nhiên, khi thở ra sẽ thả lỏng cho mũi ở trạng thái bình thường, làm liên tục 20 lần.

Phương pháp này có tác dụng giảm viêm mũi, giảm hen suyễn và các bệnh về đường hô hấp.

BS Đông y hướng dẫn cách tác động 5 vị trí trên khuôn mặt: Ngũ tạng khỏe mạnh, bệnh tật tiêu tan - Ảnh 13.

*Theo Health/People

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại