Bí ẩn thử nghiệm vũ khí hóa học của Mỹ tại hoang mạc Utah

Nguyễn Thanh Hải |

“Sự cố cừu Dugway” là tên gọi dùng để chỉ một thảm kịch chết 6.000 con cừu trong những hoàn cảnh rất đáng ngờ đã xảy ra vào tháng 3 năm 1968.

Từ các dấu vết để lại tại hiện trường những con cừu nằm chết, các nhà điều tra cho rằng quân đội Mỹ đang cố gắng che đậy bằng chứng về các lần thử nghiệm và những kho cất giấu các loại vũ khí hóa học trị giá hàng triệu USD.

Buổi sáng của ngày 14 tháng 3 năm 1968, bắt đầu một ngày mới cũng như mọi ngày khác ngay miền nông thôn hẻo lánh, phủ đầy tuyết trắng xóa của Thung lũng Đầu Lâu ở tiểu bang Utah. Nhưng đối với cảnh sát trưởng Fay Gillette của Hạt Tooele thì “bi kịch đồ sát” của ngày hôm đó đã giữ vẹn nguyên trong tâm khảm của ông nhiều năm sau đó.

Phải chăng đám cừu chết vì ngộ độc thực vật? Hay chúng vô tình “chén” phải lá cây còn phải thuốc trừ sâu? Hay còn có một thủ phạm đã từng bị cảnh báo: Dugway Proving Ground (DPG), khu căn cứ thử nghiệm các loại vũ khí sinh, hóa học lớn nhất của quân đội Mỹ, nơi này nằm cách thành phố Salt Lake chỉ độ 80 dặm và cách hiện trường đám cừu xấu số đúng 27 dặm.

Khi lũ cừu lăn đùng ra chết, phát ngôn viên của DPG đã lên tiếng phủ nhận đơn vị này không tiến hành bất kỳ thử nghiệm vũ khí nào vào những ngày trước khi xảy ra vụ “đồ sát”.Còn đối với phần còn lại của Hoa Kỳ, thì “sự cố” ở Hạt Tooele là phát súng nổ ra một cuộc tranh luận ầm ĩ về việc sử dụng các loại vũ khí hóa học.

Sau này khi trò chuyện với phóng viên điều tra, cảnh sát trưởng Fay Gillette rùng mình nhớ lại: “Tôi chưa từng nhìn thấy một cảnh tượng nào như thế cả. Nó hệt như cảnh tượng sau một vụ nổ bom. Những con cừu nằm chết la liệt. Chúng tạo thành một vệt trắng xóa trải dài”.

Nhưng vào ngày 21 tháng 3 năm 1968, Thượng nghị sỹ Mỹ-Frank Moss, một đảng viên Dân chủ đại diện cho tiểu bang Utah, đã cho công bố một báo cáo của Lầu Năm Góc có nội dung rằng:

Vào ngày 13 tháng 3 năm 1968 – tức chỉ 1 ngày trước khi cảnh sát trưởng Fay Gilette tìm đến hiện trường đám cừu chết – một máy bay tốc độ cao đã rải khoảng 1.211 lít khí độc thần kinh VX trên khắp khu vực Dugway trong một đợt thử nghiệm vũ khí.

Thứ chất hóa học không màu, không vị này chỉ cần một lượng không đầy 10 milligram cũng thừa sức giết người khi khiến họ nghẹt thở, tệ liệt các cơ hô hấp.

Sau “tấn bi kịch”, các bác sĩ thú y và giới chức y tế địa phương vẫn gồng mình điều tra sự cố. Họ đã khám phá ra rằng: chiếc máy bay chở theo khí độc VX đựng trong các thùng chứa và chúng đã bị rò rỉ, xì khí độc ra ngoài khi máy bay lên cao độ, khiến cho khí độc phun mạnh xuống khu thử nghiệm bên dưới. Những con cừu xui xẻo đã ăn phải cỏ phủ đầy chất hóa học.

Và chúng đã lần lượt chết trong vòng 24 tiếng đồng hồ, số khác ngấm độc và phát ốm vài tuần trước khi hấp hối. Báo cáo của nhà điều tra Philip Boffey đăng trên tờ Science, viết:

“Sau khi trúng độc, những con cừu hoa mắt, đầu chúng chúi xuống đất và đi nghiêng một bên, bước đi chệch choạc, khó kiểm soát. Đó chính xác là các dấu hiệu mà các nhà khoa học khẳng định rằng đích thị là do khí độc thần kinh VX gây ra”.

Nhưng báo cáo chính xác nhất đã đến từ Trung tâm kiểm soát bệnh truyền nhiễm quốc gia Hoa Kỳ (NCDC) ở Atlanta, sau khi xét nghiệm nước và thức ăn trong khu vực cừu nhiễm độc cũng như xét nghiệm huyết và gan của những con cừu chết.

Các xét nghiệm của NCDC đã chứng minh rằng “các phản ứng đều giống hệt nhau, không còn hồ nghi gì nữa là chúng cùng do một loại hóa chất gây ra”.

Mặc dù phạm vi tác động của sự cố là rất lớn, mang tầm vóc tiểu bang và quốc gia, song lại rất ít cư dân trong địa hạt nhận thức thực sự về mối hiểm họa này. Có một phần thực tế rằng quân đội là nhà tuyển dụng nhân sự lớn nhất tại tiểu bang Utah.

Mặc dù quân đội Mỹ chưa từng công bố một báo cáo gọi là đầy đủ, chi tiết, nhưng họ cũng trả số tiền bồi thường 376.685 USD cho ông chủ nông trại cừu Alvin Hatch, ông này than rằng có đến 90% đàn cừu của ông bị ảnh hưởng. Quân đội cũng cho ông Hatch mượn xe ủi để chôn đống xác cừu và bắt đầu xem xét lại quy trình an toàn ở Dugway.

Trước thời điểm 1969, các loại vũ khí hóa học bị cấm sử dụng theo hiệp định quốc tế. Sau Đại chiến tranh thế giới thứ I (ĐCTGI), hầu như các cường quốc đều sở hữu cho họ các vũ khí hạt nhân – kết quả là làm cho 1 triệu người bị thương và hơn 90.000 người chết – các quốc gia phương Tây cùng ký kết Nghị định thư Geneva năm 1925.

Nghị định thư này ngăn cấm sử dụng các loại vũ khí sinh, hóa, và trong một khoảng thời gian có vẻ như nhiều nước đã tuân theo nghị định này. Nhưng Hoa Kỳ chưa bao giờ ký tên vào Nghị định thư Geneva.

Chỉ riêng trong các khoảng thời gian 1961 và 1969, quân đội Mỹ đã chi ra 2 tỷ USD để nâng cấp các kho vũ khí sinh, hóa của họ, theo công bố của sử gia khoa học Simone Müller trong cuốn sách của ông mang tựa đề “Nghiên cứu xã hội lịch sử”.

Nghị sỹ Richard McCarthy đã quyết định tìm hiểu nhiều hơn và quyết tâm bóc trần khu phức hợp vũ khí hóa học cho công luận Mỹ được biết.

Bắt đầu vào tháng 5 năm 1969, ông McCarthy đã thúc giục việc tổ chức các buổi điều trần Quốc hội nhằm hé lộ tầm ảnh hưởng của chương trình vũ khí hóa học của Mỹ và phát hiện ra chương trình xử lý chúng bằng một mã viết tắt: CHASE.

Đó là cách xử lý hóa chất độc hại của người Mỹ: chuyển chúng lên tàu và vất xuống biển, đào hố dưới đáy biển và chôn chúng.

Không đầy 1 năm sau sự cố Dugway, khoảng tháng 7 năm 1969, một sự cố rò rỉ hóa chất nhỏ đã được phát hiện đối với vũ khí khí độc thần kinh tại một căn cứ quân sự Mỹ ở đảo Okinawa (Nhật Bản).

Sự cố đã làm 24 người bị thương, không có ai chết. Báo chí và công luận nhanh chóng ngờ ngợ ra chi tiết liên quan giữa Okinawa và Utah. Báo cáo của tờ Science viết: “Lầu Năm Góc thừa nhận rằng, ngoài căn cứ Utah, còn có những địa điểm khác dùng để thử nghiệm ngoài trời các chất độc Tabun, Sarin, Soman, VX và khí mù tạc”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
ĐANG HOT

TIN NỔI BẬT SOHA

HLV Kim Sang-sik đáp trả khéo léo lời than của phía Indonesia, tiếc vì không thể thắng đậm

HLV Kim Sang-sik đáp trả khéo léo lời than của phía Indonesia, tiếc vì không thể thắng đậm

15/12/2024 23:01

Trong khi HLV Shin Tae-yong than thở về lịch thi đấu của AFF Cup 2024 thì HLV Kim Sang-sik lại có cách nhìn nhận tương đối khác.

Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại

Top