Bé gái 7 tuổi bị ngộ độc vì ăn nhầm mật cá: Cha mẹ cần chú ý 3 bước để cứu con

Hà An |

Bé gái nuốt ngay miếng mật cá ngay sau khi bà ngoại nói đùa rằng con có thích ăn thử món này không. Cả nhà đã không kịp trở tay để ngăn chặn.

Mọi đứa trẻ đều có tính tò mò, ngon miệng và vui vẻ trước mỗi món ăn nên rất dễ có xu hướng cho mọi thứ vào miệng hoặc ăn thử. Vì thói quen ham ăn của nhiều trẻ nhỏ trong khi phụ huynh không chú ý sát sao sẽ khiến cho trẻ bị gặp nguy hiểm.

Theo báo cáo, một bé gái 7 tuổi ở Giang Tây (TQ) sau khi nghe bà ngoại nói đùa rằng "con có muốn thử ăn mật cá không" đã cầm lên và nuốt nhanh trong sự ngỡ ngàng không kịp trở tay của bà. Ăn xong, bé bị ngộ độc thực phẩm, phải đi cấp cứu và nằm viện giải độc.

Một số chuyên gia cho rằng vì mật chứa rất nhiều độc tố mật, nếu như lạm dụng sẽ làm hỏng chức năng gan và thận của cơ thể người và các triệu chứng kèm theo liên quan đến hội chứng suy hô hấp.

Trong cuộc sống hàng ngày, những đứa trẻ thường xuyên ăn và nuốt nhưng thứ có thể gây ngộ độc thực phẩm liên tiếp xảy ra, nên việc quan sát kỹ trẻ và chú ý về vấn đề thực phẩm là vô cùng quan trọng.

Bé gái 7 tuổi bị ngộ độc vì ăn nhầm mật cá: Cha mẹ cần chú ý 3 bước để cứu con - Ảnh 1.

Làm thế nào để sơ cứu sau khi phát hiện ngộ độc thực phẩm ở trẻ?

Tất cả những thực phẩm hoặc những chất độc hại, thuốc phải được để trong phạm vi không gian cao hoặc kín để đứa trẻ không thể nhìn thấy, chẳng hạn như tủ có khóa, ngăn kéo và những nơi bí mật trong nhà. Đồng thời, các bậc cha mẹ cần chú ý đến việc theo dõi thói quen cảm nhận sự an toàn của trẻ tốt hay kém để lưu ý triệt để trong từng khoảnh khắc.

Khi một đứa trẻ bị phát hiện đã bị ngộ độc, bất kể là vật gây ngộ độc có kích thước to hay nhỏ, gây khó chịu nhiều hay ít thì đều cần được loại bỏ càng sớm càng tốt, và nên sơ cứu lần đầu. Sau đó nên đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị, và tuyệt đối không nên xem nhẹ.

Đồng thời, điều rất quan trọng là hỗ trợ các bác sĩ trong việc xác định thành phần của các chất độc.

Khi cha mẹ đang hộ tống những đứa trẻ bị ngộ độc đến bệnh viện, họ phải đóng gói các chất độc còn lại và mang theo bên mình. Để biết tên của chất độc và lượng thức ăn, để bác sĩ có thể đưa ra những phương án giải độc và cấp cứu chính xác hơn.

Cần phải xem xét chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị kịp thời và chính xác để tránh làm trì hoãn thời gian và hiệu quả điều trị.

Bé gái 7 tuổi bị ngộ độc vì ăn nhầm mật cá: Cha mẹ cần chú ý 3 bước để cứu con - Ảnh 2.

Làm thế nào để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm?

1, Không ăn uống tùy tiện chú ý vệ sinh thực phẩm

Có nhiều khả năng các sản phẩm từ thịt sẽ bị nhiễm vi khuẩn. Nếu có một số nhà cung cấp nhỏ "ba không", không có thiết bị làm lạnh, có vấn đề với việc bảo quản thịt, chất lượng không thể được đảm bảo, và điều kiện vệ sinh kém, thì không nên tiếp tục sử dụng vì có thể gây ra ngộ độc thực phẩm.

2, Nên ăn ít salad

Salad rất tiện lợi và ngon miệng, nhưng nó không trải qua nhiều quá trình đun nấu và giảm bước quan trọng trong việc tiêu diệt vi khuẩn. 

Do đó, món ăn lạnh có yêu cầu cao hơn về vệ sinh, và món ăn lạnh thường không được khuyến khích cho trẻ ăn nếu bạn bất cẩn. Loại thực phẩm này cũng dễ bị ngộ độc thực phẩm.

3, Không ăn nội tạng động vật sống

*Theo BS Gia đình (TQ)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại