Thông tin trên được cây bút Boris Egorov đưa ra trong bài phân tích mới đây trên tờ Russia Beyond, nhắc đến các chiến dịch chống phá hàng đầu của CIA đối với Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh kéo dài từ cuối những năm 1940 cho đến đầu năm 1990.
Theo đó các hoạt động chống phá Liên Xô của CIA mà tiền thân là Cơ quan Tình báo chiến lược (OSS) bắt đầu sau khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc và kéo dài cho tới khi Liên Xô tan rã. Điều khiến nhiều người bất ngờ là các kế hoạch chống phá Moscow đầu tiên của CIA lại được người Ukraine tiếp tay.
"Viên đạn bạc"của Tình báo Mỹ
Trong hơn 40 năm, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã sử dụng "viên đạn bạc" Ukraine một cách hiệu quả trong các hoạt động chống phá Liên Xô cũng như một số nước XHCN từ bên trong. Và khi chiến tranh còn chưa kết thúc, CIA đã thiết lập mối liên hệ chặt chẽ với các tổ chức chủ nghĩa dân tộc cực đoan Ukraine như OUN và UPA.
Ở thời điểm cuối những năm 1940 và đầu những năm 1950, OUN và UPA là các tổ chức phản động Ukraine bị lực lượng an ninh Liên Xô truy lùng gắt gao nhất, cả hai tổ chức này có số lượng thành viên lên đến hàng ngàn người hoạt động công khai ở các nước phương Tây cũng như hoạt động ngầm tại Ukraine.
Thông qua một chiến dịch tình báo có tên Cartel (sau đó là AERODYNAMIC), CIA đã bắt đầu hỗ trợ các tổ chức phản động người Ukraine vào cuối những năm 1940.
Quân đội Nổi dậy Ukraine (UPA) huấn luyện chiến đấu với trang bị hầu hết là các loại vũ khí của chính Quân đội Liên Xô. Ảnh: Reddit.
Lúc đầu, CIA tích cực hỗ trợ các hoạt động kháng chiến vũ trang ở Ukraine, gửi các đặc vụ và cung cấp tài chính cho các tổ chức bán vũ trang hoạt động chống Liên Xô. Tuy nhiên, đến giữa những năm 1950, khi lực lượng của OUN và UPA ở Ukraine và Ba Lan bị an ninh Liên Xô triệt hạ, CIA bắt đầu thay đổi cách thức hoạt động của AERODYNAMIC.
Theo đó thay vì các hoạt động chống phá vũ trang, CIA bắt đầu chuyển sang tấn công vào ý thức hệ của người dân Ukraine thông qua các hoạt động tuyên truyền ngầm cũng như công khai bằng sách báo, chương trình phát thanh và tích cực hỗ trợ các phong trào chính trị bất hợp pháp ở Ukraine.
Đến năm 1990, với sự sụp đổ của Liên Xô, CIA tuyên bố dừng các hoạt động của mình ở Ukraine. Tuy nhiên, những gì xảy ra tại Kiev 24 năm sau đó lại cho thấy rằng người Mỹ và các chiến dịch tình báo của họ ở Ukraine chưa bao giờ kết thúc.
Căn cứ Bắc Cực bị bỏ quên của Liên Xô
Vào tháng 5/1961, một máy bay trinh sát của Mỹ hoạt động ở Bắc Cực vô tình phát hiện ra một trạm nghiên cứu của Liên Xô trên một tảng băng trôi. Có vẻ như người Liên Xô đã vội vàng rời bỏ căn cứ này do lo ngại nó có thể bị vỡ ra bất cứ lúc nào.
Ngay lập tức CIA nhận ra rằng họ có cơ hội hoàn hảo để nắm trong tay các bí mật quân sự của Liên Xô khi phỏng đoán rằng trong trạm nghiên cứu này có thể lấy được các thông tin có giá trị từ hệ thống định vị thủy âm mà Liên Xô sử dụng để theo dõi tàu ngầm Mỹ dưới lớp băng Bắc Cực.
Tuy nhiên, việc trạm nghiên cứu này nằm trên một tảng băng trôi khiến kế hoạch tiếp cận của CIA gặp nhiều khó khăn, chính vì vậy người Mỹ đã quyết định cho hai đặc vụ nhảy dù xuống tảng băng này bằng máy bay ném bom B-17.
Trong suốt ba ngày ở trạm nghiên cứu của Liên Xô, các đặc vụ Mỹ đã thu thập được hơn 80 tài liệu quan trọng và chụp hàng trăm bức ảnh về các thiết bị mà Liên Xô bỏ lại
Trong suốt ba ngày ở nhà ga, người Mỹ đã thu thập được hơn 80 tài liệu và thực hiện hàng trăm bức ảnh về thiết bị của Liên Xô. Khi nó kết thúc, và với thông tin quý giá của họ trong tay, các đặc vụ đã bị một chiếc B-17 quét từ trạm thông qua hệ thống phục hồi trên không Fulton, được biết đến với cái tên Skyhook.
Trục vớt tàu ngầm hạt nhân K-129
Vào tháng 3/1971, không rõ vì lý do gì tàu ngầm hạt nhân K-129 của Hải quân Liên Xô bất ngờ gặp nạn ở Bắc Thái Bình Dương và chỉ cách quần đảo Hawaii của Mỹ chỉ hơn 600 dặm. Như thường lệ Moscow cố gắng che giấu thảm kích này và không đưa ra thông báo về tai nạn tàu ngầm này.
Và dựa trên các thông lệ quốc tế, tàu ngầm hạt nhân K-129 bỗng dưng trở thành vật vô chủ và bất cứ ai đều có thể sở hữu nếu có thể trục vớt nó thành công. Tất nhiên, người Mỹ không thể bỏ qua cơ hội như vậy.
Tàu Hughes Glomar Explorer được sửa chữa lại để trục vớt tàu ngầm hạt nhân Liên Xô. Ảnh: theverge.com
Dù vậy Hải quân Mỹ hợp tác cùng CIA không thể công khai các hoạt động trục vớt K-129, do họ đã dựng lên một chiến dịch trục vớt đặc biệt mang tên "Dự án Azorian" để có thể thu hồi tàu ngầm hạt nhân của Liên Xô. Thậm chí người Mỹ còn chế tạo hẳn một con tàu đặc biệt để thực hiện nhiệm vụ này là Hughes Glomar Explorer.
Về cơ bản Hughes Glomar Explorer trông giống như một con tàu tham dò và khai thác dầu khí nhưng thực chất nó lại được vận hành bởi các đơn vị đặc biệt của Hải quân Mỹ và CIA. Nhiệm vụ trục vớt tàu K-129 cũng không hề dễ dàng khi con tàu này nằm dưới độ sâu 5.000m.
Các hoạt động trục vớt K-129 bắt đầu từ năm 1974, 6 năm sau thảm họa. Tuy nhiên trong quá trình trục vớt K-129 đã tự chìm xuống sâu hơn và người Mỹ chỉ có thể thu hồi được một phần của con tàu.
Theo nhiều nguồn thông tin không chính thống, các đặc vụ của CIA đã chạm tay được vào hai quả ngư lôi mang đầu đạn hạt nhân mà K-129 mang theo lúc đó. Trong khi đó tên lửa đạn đạo và nhiều tài liệu quan trọng khác mà Hải quân Liên Xô muốn che giấu mãi mãi nằm sâu dưới đáy cùng với K-129.
Phi công Mỹ lái chiến đấu cơ Iran do thám Liên Xô
Vào những năm 1960-1970, khi Mỹ và Iran vẫn còn là đồng minh, CIA và Không quân Hoàng gia Iran đã tiến hành các hoạt động do thám trên không chung ở các khu vực phía Nam biên giới Liên Xô,các hoạt động này còn được gọi là Dự án Dark Gene.
Các phi công Mỹ và Iran, thường sử dụng các chiến đấu cơ của Iran để vượt qua biên giới Liên Xô từ đó tìm ra các lỗ hỏng trong hệ thống phòng không của Moscow hoặc để kiểm tra năng lực đánh chặn của Không quân Liên Xô trước những kẻ xâm nhập từ bên ngoài.
Máy bay chiến đấu F-4 của Không quân Hoàng gia Iran tiếp nhiên liệu trên không trong một cuộc tập trận. Ảnh: militaryimages.net.
Cũng chính Dự án Dark Gene là điều kiện thúc đẩy để Mỹ quyết định bán các chiến đấu cơ F-14 Tomcat cho Iran, thứ vũ khí Washington chưa từng xuất khẩu cho bất cứ quốc gia đồng mình nào.
Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động khá hiệu quả Dự án Dark Gene gặp phải trở ngại đầu tiên, khi Liên Xô bắt đầu phát hiện các chuyến bay xâm nhập của Iran.
Cuộc chạm mặt đầu tiên giữa Không quân Liên Xô và Iran diễn ra vào ngày 23/11/1973, khi một chiếc MiG-21SM của Liên Xô do phi công Gennady Yeliseev điều khiển đã được gửi lên để đánh chặn F-4 Phantom II của Iran, khi nó xâm nhập vào không phận Liên Xô từ phía đồng bằng Mugan.
Dù bắn hết số tên lửa mà mình có, phi công Yeliseev vẫn không thể hạ gục chiếc Phantom II của Iran. Điều này dẫn đến quyết định cảm tử của Yeliseev khi dùng chính cánh của chiếc MiG-21SM để hạ gục chiếc F-4 bằng cách đâm vào đuôi máy bay/. Chiếc F-4 rơi ngay sau đó, phi công Iran bị bắt bên trong lãnh thổ của Liên Xô.
Còn về phần phi công Yeliseev, chiếc MiG-21SM của anh ta đâm vào một ngọn núi sau vụ va chạm, viên phi công được xác nhận tử nạn.
Khoảng thời gian sau đó Iran liên tiếp mất bốn máy bay khi cố gắng thực hiện các hoạt động do thám gần biên giới Liên Xô. Sau cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979, Dự án Dark Gene cũng bị hủy bỏ.
Phiến quân Mujahideen giúp Mỹ đánh gục Liên Xô ra sao?
Trong khoảng thời gian Liên Xô can thiệp quân sự vào Afghanistan (1979-1989), CIA đã tiến hành một trong những hoạt động tình báo tốn kém nhất từ trước đến nay, với chi phí lên đến vài trăm triệu USD mỗi năm. Mục tiêu duy nhất của hoạt động này chính là cung cấp vũ khí cho phiến quân Mujahideen để chống lại Liên Xô.
Đặc nhiệm Liên Xô cùng tên lửa phòng không Stinger thu được các nhóm phiến quân Mujahideen. Ảnh: Sputnik.
Để không liên quan trực tiếp đến cuộc xung đột, CIA đã hợp tác với Cơ quan tình báo Pakistan (ISI) là trung gian điều phối tiền và vũ khí để tài trợ, vũ trang và huấn luyện cho các nhóm phiến quân Mujahideen. Sau đó sử dụng các nhóm này để chống lại Quân đội Liên Xô ở Afghanistan.
Một điểm nhấn đặc biệt trong quá trình Mỹ hỗ trợ cho phiến quân Mujahideen chính là việc CIA bí mật cung cấp các tên lửa phòng không vác vai Stinger cho Mujahideen trong giai đoạn giữa những năm 1980. Điều này tác động không nhỏ đến cục diện chiến trường.
Các tên lửa Stinger tạo nên mối đe dọa chưa từng có cho các chiến đấu cơ của Liên Xô, buộc Moscow phải tung ra các nhóm đặc nhiệm chỉ để săn lùng các nhóm phiến quân được trang bị loại tên lửa này ở Afghanistan.
Việc Quân đội Liên Xô chấp nhận thất bại và rút quân khỏi Afghanistan năm 1989 cũng kéo theo việc CIA dừng các hoạt động hỗ trợ cho Mujahideen cũng như dần lãng quên quốc gia Trung Á này, cho đến khi Mujahideen nhắc lại cho Washington nhớ tới mình thông qua vụ khủng bố 11/9.
Phiến quân Mujahidines ở Afghanistan trong năm 1980