Báo Mỹ: Iran điểm trúng "tử huyệt" của QĐ Mỹ ở Trung Đông, PK "vừa thiếu vừa yếu"?

Hoài Giang |

Trong hơn một giờ, các tên lửa đã gây ra một loạt tiếng nổ trong bầu trời đêm. Người Mỹ không biết cuộc tập kích vào mục tiêu nào hay khi nào thì nó kết thúc.

Ngày 11/1/2020, tờ The Washington Post xuất bản bài viết: "Iran's attack on US forces exposes Pentagon's challenge with stopping ballistic missiles" (tạm dịch: Cuộc tập kích của Iran làm lộ ra thách thức của Lầu Năm Góc trong việc đánh chặn tên lửa đạn đạo) của tác giả Dan Lamothe.

Trong bối cảnh các tranh cãi liên quan tới cuộc tập kích tên lửa của Iran hôm 8/1 vẫn đang tiếp diễn, nhằm giúp độc giả có cái nhìn khách quan, đặc biệt là từ "nạn nhân" là chính người Mỹ, chúng tôi xin được lược dịch bài viết.

Lính Mỹ không có bất kỳ "cái ô" phòng thủ tên lửa nào ở Iraq?

Trong hơn một giờ, các tên lửa đã gây ra một loạt tiếng nổ trong bầu trời đêm. Người Mỹ không biết cuộc tập kích vào mục tiêu nào hay khi nào thì nó kết thúc.

Quân đội Mỹ, các đồng minh Liên minh chống khủng bố và quân đội Iraq đã chuẩn bị phòng thủ trong nhiều ngày sau cuộc tấn công giết hại Tướng Iran Qassem Souleimani bằng máy bay không người lái (UAV) của Mỹ ở Baghdad.

Mặc dù theo các quan chức Mỹ, viên tướng Iran có liên quan đến cái chết của hàng trăm binh lính Mỹ, nhưng cuộc tập kích bằng tên lửa đạn đạo của Iran đã nêu bật một thách thức với Lầu Năm Góc.

Ngay cả với sức mạnh áp đảo của quân đội Mỹ, họ có rất ít khả năng ngăn chặn cuộc tập kích bằng tên lửa như vậy một khi chúng đã được bắn lên.

Báo Mỹ: Iran điểm trúng tử huyệt của QĐ Mỹ ở Trung Đông, PK vừa thiếu vừa yếu? - Ảnh 1.

Một lính thủy đánh bộ Mỹ mang theo một bao cát để tăng cường phòng thủ tại một vị trí trong Đại sứ quán Baghdad ở Iraq, ngày 4/1/2020.

Ngoài ra, thách thức cũng bao gồm kho vũ khí tên lửa của Iran lên tới hơn 2.000 đơn vị và số hệ thống phòng thủ tên lửa hạn hẹp của Mỹ.

Theo Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Mark T. Esper, Iran đã phóng 16 tên lửa, trong đó có 11 tên lửa nhằm mục tiêu là căn cứ không quân al-Asad ở phía tây Baghdad, một chiếc rơi tại một căn cứ ở Erbil, miền bắc Iraq và 4 tên lửa gặp trục trặc.

Một quan chức quân sự cấp cao của Mỹ giấu tên bình luận rằng một tên lửa đạn đạo là một "mối đe dọa" đáng kể.

Các hệ thống phòng thủ tên lửa tốt nhất của Mỹ là Patriot và một hệ thống mới hơn được gọi là Hệ thống phòng thủ tên lửa độ cao giai đoạn cuối (THAAD) không được triển khai ở các vị trí bị tấn công.

Quân đội có 15 đơn vị Patriot, và đa phần chúng được triển khai ở những nơi khác trên thế giới. Trong đó có 4 đơn vị Patriot đã được "triển khai vĩnh viễn" ở châu Âu và châu Á, để bảo vệ người Mỹ và đồng minh trước các "đối thủ tiềm năng" là Nga và Triều Tiên.

Với số lượng đơn vị Patriot hạn hẹp như vậy, vào mùa thu năm 2019, Lầu Năm Góc đánh giá việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Trung Đông tốt nhất là Arab Saudi, nơi đã phải đối mặt với tên lửa từ các lực lượng được Iran hậu thuẫn ở Yemen.

Điều rõ ràng là ngay sau cuộc tập kích hôm 8/1/2020, việc "điều chỉnh" đã được thực hiện.

Truyền hình Iran công bố video chuẩn bị tên lửa trước cuộc tấn công vào căn cứ Mỹ tại Iraq ngày 8/1

Người Mỹ đã quá chủ quan, Iran "dám" khai hỏa tên lửa vào lực lượng Mỹ ở Iraq

Các quan chức Mỹ trong nhiều tháng qua đã đánh giá rằng Iran sẽ "không dám" khai hỏa tên lửa vào người Mỹ ở Iraq dựa theo mối quan hệ ngoại giao hiện tại giữa Iraq và Iran. Tuy vậy, đó chỉ là đánh giá trước cái chết của Tướng Souleimani.

Không có các hệ thống phòng thủ tên lửa, người Mỹ chỉ có thể dựa vào thông tin tình báo để chuẩn bị cho cuộc tập kích, chỉ huy ở Ayn al-Asad đã rút một phần binh lính ra khỏi căn cứ và phân tán nhân lực trong các hầm trú ẩn cách xa nhau để tên lửa khó gây thương vong lớn.

Mặc dù một số quan chức Mỹ có thể nghĩ rằng Iran muốn tránh giết gây thương vong, nhưng Tướng Mark A. Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, đánh giá rằng tên lửa Iran hoàn toàn có thể gây ra thương vong.

Tại Ayn al-Asad, cuộc tập kích đã phá hủy cho 9 thiết bị bảo dưỡng máy bay, 3 xe bán tải, thiệt hại nghiêm trọng cho một trực thăng Black Hawk và một số thiệt hại cho UAV và đường băng. Còn tại Erbil, tên lửa đã làm hư hỏng một tháp canh.

Báo Mỹ: Iran điểm trúng tử huyệt của QĐ Mỹ ở Trung Đông, PK vừa thiếu vừa yếu? - Ảnh 4.

Hình minh họa.

Becca Wasser, nhà phân tích thuộc tổ chức Rand bình luận:

"Các căn cứ khác của Mỹ ở Trung Đông cần được bảo vệ bao gồm căn cứ Arifjan ở Kuwait, căn cứ không quân al-Dhafra ở UAE và căn cứ không quân al-Udeid ở Qatar - tại đó có rất nhiều máy bay chiến đấu và vũ khí đắt tiền.

Hạm đội của Hải quân Mỹ ở Trung Đông đang đóng tại Bahrain. Nếu bạn nhìn vào năng lực tên lửa đạn đạo của Iran, chúng có thể dễ dàng bắn tới một số căn cứ của Mỹ, đặc biệt là ở Vùng Vịnh.

Khi tên lửa kết hợp với các lực lượng ủy nhiệm địa phương của Iran, những kẻ ở gần căn cứ của Mỹ thì kịch bản có thể hình dung ra là tên lửa sẽ có tầm bắn xa hơn và gây thiệt hại lớn hơn".

Tom Karako, nhà nghiên cứu hệ thống phòng thủ tên lửa tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) tại Washington bình luận"

"Ngay cả ở những nơi được triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot vẫn sẽ có những hạn chế. Patriot chỉ phòng thủ điểm. Điều này khiến phạm vi phòng thủ của chúng tương đối khiêm tốn.

Patriot có thể rất hiệu quả để làm những gì chúng được thiết kế (bắn rơi máy bay chiến đấu), nhưng có thể sẽ không "có mặt" ở mọi lúc, mọi nơi (hạn chế trong việc bắn rơi tên lửa đạn đạo)".

Phóng sự của CNN tại hiện trường vụ tập kích tên lửa hôm 8/1 tại căn cứ Ayn al-Asad, Iraq.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại