Bàn tay bàn chân thường xuyên bị lạnh: Đừng chủ quan, hãy xử lý sớm

Vân Hồng |

Bạn thường xuyên bị hiện tượng tay chân lạnh vào mùa đông? Việc này sẽ khiến bạn vô cùng khó chịu, ảnh hưởng sinh hoạt. Đây là những giải pháp giúp bạn cải thiện bệnh hiệu quả.

Nhiều người cứ vào mùa đông là xuất hiện hiện tượng chân tay lạnh cóng, sợ rét, mọi hoạt động bị ảnh hưởng. Mặc dù họ có quàng khăn, đeo găng tay, đi tất hay mặc đủ quần áo ấm, thì vẫn cảm thấy lạnh. Một số người cho rằng đó là dấu hiệu của cơ thể "yếu ớt" nên đã tăng cường vận động và ăn uống bồi bổ. Làm như vậy có giải quyết được vấn đề không?

Theo Đông y, mùa đông chính là mùa của dương khí ẩn vào trong và hạ xuống thấp. Trong khi đó, chân tay được Đông y gọi là tứ chi, phần cách xa nhất của cơ thể tính từ tim, khi dương khí bị ẩn đi thì vùng này sẽ bị lạnh. Làm thế nào để giải quyết tình trạng này?

Sau đây là những giải pháp đơn giản nhất giúp bạn loại bỏ hiện tượng chân tay lạnh

1. Luyện tập tập thể dục thường xuyên

Bạn có thể lựa chọn các hình thức vận động đơn giản như đi bộ nhanh, nhưng không phải là chạy. Bước từng bước dài về phía trước, hai tay đung đưa, thực hiện trong khoảng 30 phút có thể thúc đẩy khí huyết lưu thông dễ dàng hơn.

Ngoài ra, bạn có thể leo cầu thang bộ, nhảy tại chỗ khoảng 20 phút. Thực hiện như vậy cho đến khi cơ thể ra chút mồ hôi thì mới có thể làm tăng nhiệt độ nền của cơ thể lên, giảm triệu chứng chân tay lạnh.

2. Ăn thêm vừng, lạc

Hạt vừng và lạc là hai loại thực phẩm giàu vitamin E và một loạt các chất dinh dưỡng khác, có thể giúp cơ thể hấp thu vitamin B, tăng cường khả năng đề kháng của các dây thần kinh, chống lại cái lạnh. Vitamin E còn có vai trò làm giãn nở mạch máu, có thể làm tăng khả năng di chuyển của máu tới các chi thuận tiện hơn.

Bàn tay bàn chân thường xuyên bị lạnh: Đừng chủ quan, hãy xử lý sớm - Ảnh 1.

3. Ăn thực phẩm chứa axit nicotinic (Vitamin B3, PP)

Chất Niacin hay axit nicotinic, Vitamin B3, vitamin PP trong thực phẩm sẽ giúp cho hệ thần kinh ổn định và hệ thống tuần hoàn vận hành trơn tru hơn, đồng thời có thể cải thiện căng thẳng, bệnh tiêu chảy do căng thẳng, viêm da, mở rộng các mạch máu ngoại vi, cải thiện chứng tay chân lạnh.

Chất axit nicotinic phổ biến nhất trong các thực phẩm như gan động vật, trứng, sữa, pho mát, gạo lứt, các sản phẩm mì, hạt vừng, nấm, lạc, đậu xanh, cà phê…

4. Ăn các loại hạt, cà rốt

Những người mắc bệnh tay chân lạnh nên chú ý ăn thêm các thực phẩm có tính nhiệt. Việc ăn uống nên bổ sung hàng ngày để cho cơ thể ấm dần lên. Ví dụ các loại hạt vỏ cứng như quả óc chó, hạt vừng, hạt thông...

Các loại thịt như thịt bò, thịt dê, hải sản, gạo nếp, gạo lứt, đậu nành, đậu phụ, đường nâu… đều là những thực phẩm có tính nhiệt nổi trội hơn.

Bàn tay bàn chân thường xuyên bị lạnh: Đừng chủ quan, hãy xử lý sớm - Ảnh 2.

5. Tập thói quen ăn thức ăn có vị cay

Ăn các loại thực phẩm chứa vị cay như hành tây, ớt, hạt tiêu, mù tạt, tỏi, hẹ, cà ri và gia vị khác, có thể thúc đẩy tuần hoàn máu. Nên kết hợp các loại gia vị này vào các bữa ăn thông thường ví dụ như xào mì, nấu bún miến phở thì có thể thêm ớt.

Nấu canh thì có thể thêm chút tiêu hoặc bất kỳ giải pháp ăn uống nào bạn cũng nên chú ý ăn thêm chút gia vị cay.

6. Ăn các món ăn có nhiệt cao

Những món ăn có tính nóng (nhiệt) cao như trà sâm, trà gừng, trà quế, vừng đen, những món ăn có vị ngọt như các loại chè nóng, ăn vào cơ thể sẽ ấm lên, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tay chân cũng từ đó mà giảm nhẹ triệu chứng lạnh cóng.

*Theo Health/NTDTV

Xem thêm:

BÀI MÁT XA BÀN CHÂN ĐƠN GIẢN GIÚP CHỮA NHIỀU BỆNH HIỆU QUẢ

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại