Adrenaline - 'nhân vật' mới xuất hiện trong vụ án chạy thận 9 người chết ở Hòa Bình

Nhóm PV |

Chiều 18/1, HĐXX vụ án chạy thận triệu tập một số chuyên gia y tế của BV Bạch Mai trong đó có ông Nguyễn Gia Bình, bác sĩ cao cấp, chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực hồi sức cấp cứu.

HĐXX, VKS, luật sư cùng thắc mắc về phác đồ cấp cứu

Phiên toà sơ thẩm lần 2 vụ án chạy thận nhân tạo khiến 9 người chết tại BVĐK Hoà Bình lần đầu tiên xuất hiện 1 vấn đề - chưa được đặt ra ở phiên sơ thẩm lần 1. Đó là, cả HĐXX, VKS và luật sư bào chữa của các bị cáo đều đặt câu hỏi về phác đồ cấp cứu các nạn nhân trong sự cố chạy thận.

Được biết, trước khi phát hiện ra nguyên nhân thực sự của sự cố là tồn dư hoá chất trong nước RO gây ngộ độc máu, các bác sĩ tại đơn nguyên TNT xác định các bệnh nhân có các triệu chứng giống như sốc phản vệ ví dụ khó thở, tụt huyết áp, nôn, ngứa và đã tiến hành cấp cứu theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế, trong đó sử dụng thuốc Adrenaline.

LS Phạm Quang Hưng là người bảo vệ cho bị cáo Đỗ Anh Tuấn cũng đặt ra câu hỏi tương tự HĐXX và VKS.

Bà Hằng - Đại diện Sở Y tế Hòa Bình cho biết, việc đánh giá ngay lúc đó rất khó, ngay từ đầu chưa thể xác định được nguyên nhân, nhưng bệnh viện đa khoa tỉnh đã xử trí phù hợp tại thời điểm đó.

"Tại thời điểm đó, chúng tôi chưa thể kết luận mà cũng chỉ nghĩ nhiều đến nguyên nhân có tồn dư hoá chất trong nước gây ngộ độc. Chỉ đến khi có kết luận giám định của cơ quan điều tra thì nguyên nhân gây chết người mới được làm rõ.

Ngay cả các chuyên gia hàng đầu từ BV Bạch Mai về hỗ trợ cấp cứu cũng khẳng định phác đồ cấp cứu ban đầu là đúng. Chúng tôi khẳng định là phác đồ đưa ra phù hợp với điều kiện hoàn cảnh lúc đó", bà Hằng nói.

Đáp trả, LS Quyền không chấp nhận giải thích này và cho rằng, đã sai thì không thể phù hợp về mặt chuyên môn. Vị LS này đặt thêm câu hỏi để làm rõ về mặt chuyên môn: "Xin bà cho biết, trong trường hợp đã xác định là bị ngộ độc máu mà dung adrenaline thì có làm xấu đi hay tốt lên tình trạng của bệnh nhân?"

Bà Hằng cho biết, tiêm Adrenaline là nằm trong phác đồ điều trị sốc phản vệ của Bộ Y tế, mà cụ thể là điều trị tụt huyết áp. Ngộ độc cũng là một dạng sốc và dùng Adrenaline để điều trị triệu chứng tụt huyết áp và rối loạn nhịp tim.

"Chúng tôi xác định việc cấp cứu cho bệnh nhân của các bác sĩ tại BV Đa khoa tỉnh là phù hợp với tình trạng bệnh và phù hợp với phác đồ, không có gì sai cả, không làm bệnh nhân xấu đi", đại diện Sở y tế Hòa Bình nói.

Lời giải đáp rõ ràng của chuyên gia BV Bạch Mai

Chiều ngày 18/1, HĐXX triệu tập một số chuyên gia y tế của BVBM trong đó có ông Nguyễn Gia Bình, BS cao cấp, chuyên gia hang đầu về lĩnh vực HSCC. Ông Nguyễn Gia Bình phát biểu trước toà sẵn sàng chia sẻ bất cứ vấn đề gì về chuyên môn để giúp làm rõ các vấn đề của vụ án.

Adrenaline - nhân vật mới xuất hiện trong vụ án chạy thận 9 người chết ở Hòa Bình - Ảnh 2.

Bị cáo Hoàng Công Lương.

Đặt lại câu hỏi đã được đặt ra ngày 16/1 đối với đại diện Sở Y tế, HĐXX cho rằng hội đồng chuyên môn của viện KH hình sự kết luận nguyên nhân gây ra sự cố là do tồn dư của hoá chất HF. Theo ghi nhận của cơ quan điều tra, biểu hiện ban đầu của các nạn nhân là tụt huyết áp, đau đầu, ngứa, nôn. HĐXX đặt câu hỏi những biểu hiện ban đầu có thể xác định là gì?

Theo GS Nguyễn Gia Bình, đây là những biểu hiện ban đầu rất giống với biểu hiện của sốc phản vệ. Khi bệnh nhân bị hàng loạt như thế, cách xử trí theo hướng điều trị sốc phản vệ là hoàn toàn phù hợp. Đó chính là biểu hiện phản vệ và tiến hành cấp cứu phản vệ là phù hợp.

Trong phác đồ điều trị của bộ Y tế đã quy định rất rõ ràng, việc sử dụng Adreanline nằm trong phác đồ điều trị sốc phản vệ này.

Như vậy, với giải đáp của GS Nguyễn Gia Bình, vấn đề được hội đồng xét xử, VKS và luật sư của bị cáo đặt ra trong những ngày qua về việc áp dụng phác đồ điều trị sốc phản vệ đối với các nạn nhân của sự cố chạy thận nhân tạo ở Hoà Bình thời điểm mới xảy ra sự cố là hoàn toàn phù hợp.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại