Vụ án chạy thận: Tòa hỏi có phải 'bán thầu' không - luật sư nói 'nếu vậy thì cả nước bán thầu'

Nhóm PV |

Tại phiên xét xử vụ án chạy thận sáng nay (18/1), luật sư Đinh Hương đề nghị HĐXX không dùng từ liên danh liên kết để nói về mối quan hệ của Công ty Thiên Sơn với BVĐK Hòa Bình.

"Đến tận lúc này, Thiên Sơn vẫn chưa biết nguyên nhân của sự cố gây chết người là gì!"

Sáng 18/1, luật sư Đinh Hương - đại diện của Công ty Thiên Sơn (TS) trình bày trước toà về các khoản tiền Thiên Sơn hỗ trợ các gia đình nạn nhân. Cụ thể số tiền TS bỏ ra là 370 triệu đồng chuyển cho BV làm các thủ tục hỗ trợ cho người bị nạn.

Khi HĐXX hỏi số tiền này được đưa vào thời điểm công ty TS đã biết nguyên nhân của sự cố làm chết người chưa, bà Đinh Hương nói: "Đến tận lúc này, công ty TS vẫn chưa biết nguyên nhân của sự cố gây chết người là gì!".

Vụ án chạy thận: Tòa hỏi có phải bán thầu không - luật sư nói nếu vậy thì cả nước bán thầu - Ảnh 1.

LS Đinh Hương - đại diện cty Thiên Sơn.

Công ty TS nhờ BV Đa khoa Hòa Bình để hỗ trợ chứ không cùng BV hỗ trợ các gia đình nạn nhân. Tại thời điểm đó 8 người tử vong gia đình được hỗ trợ 40 triệu đồng, các nạn nhân còn lại được hỗ trợ 5 triệu đồng. LS của công ty TS khẳng định sự hỗ trợ xuất phát từ tình cảm và lòng nhân đạo.

Gia đình các nạn nhân cho rằng, nếu sau này phải bồi thường thì khoản tiền này không được tính vào. Bà Đinh Hương khẳng định hỗ trợ là hỗ trợ, nếu sau này phải bồi thường thì sẽ không tính khoản đó.

“Nếu nói Thiên Sơn bán thầu thì cả nước này bán thầu!”

HĐXX tiếp tục hỏi về Hợp đồng số 315 (HĐ 315) giữa Công ty Thiên Sơn với BVĐK tỉnh Hòa Bình và Hợp đồng số 05 (HĐ 05) giữa Công ty Thiên Sơn và Công ty Trâm Anh về việc sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống RO số 2 tại BVĐK tỉnh Hòa Bình.

HĐXX hỏi luật sư Đinh Hương về việc Công ty Thiên Sơn có thông báo cho BVĐK tỉnh Hòa Bình về HĐ số 05 hay không, bà Hương trả lời: “Công ty Thiên Sơn là một doanh nghiệp, không có trách nhiệm phải báo cho đối tác của mình”.

HĐ 315 giữa Thiên Sơn và BVĐK tỉnh Hòa Bình được ký kết căn cứ trên cơ sở Luật Đấu thầu. Tại Điều 89 của Luật này quy định cấm hành vi bán thầu. 

Chủ tọa Nghiêm Hoài Anh hỏi rằng, việc Thiên Sơn ký HĐ 315 với bệnh viện, sau đó lại ký tiếp HĐ 05 với Công ty Trâm Anh có phải là hành vi “bán thầu” hay không?

Theo quan điểm của bà Hương, không thể quy kết đó là hành vi "bán thầu", vì trong Hợp đồng 315 có 3 phần việc: cung cấp vật tư; cung cấp dịch vụ; và thu chi hộ, tức là một dịch vụ của đơn vị khác cung cấp. 

"Một doanh nghiệp kinh doanh một mặt hàng, đương nhiên doanh nghiệp đấy có quyền kinh doanh những gì pháp luật không cấm. Ví dụ như cái micro này, nếu cứ phải là sản xuất ra micro tôi mới được bán thì cả nước bán thầu. 

Quan điểm của tôi là Công ty Thiên Sơn không bán thầu mà ký hợp đồng với Công ty Trâm Anh để đảm bảo cơ sở vật chất để thực hiện Hợp đồng 315", luật sư Nguyễn Thị Đinh Hương nói.

Bà Đinh Hương cũng đề nghị HĐXX không dùng từ liên danh liên kết để nói về mối quan hệ của cty TS với BV Đa khoa Hòa Bình, quan hệ của công ty và bệnh viện là quan hệ cho thuê máy móc.

"Đây là ý kiến cá nhân của Quốc, chúng tôi chỉ làm theo hợp đồng"

Đại diện VKS hỏi đại diện Thiên Sơn về việc Quốc khai bắt buộc phải có xét nghiệm AAIM và ISO mới được chạy thận? Đại diện Thiên Sơn nói: "Đây là ý kiến cá nhân của Quốc, chúng tôi chỉ làm theo hợp đồng". 

Theo đại diện Thiên Sơn, trước năm 2014, bệnh viện tự đi làm xét nghiệm nước, xét nghiệm AAMI. Từ năm 2014 trở lại đây thì đưa vào hợp đồng.

Việc có thêm danh mục xét nghiệm trong hợp đồng có thể là Thiên Sơn làm giúp cho bệnh viện hoặc có thực hiện nếu có trong hợp đồng. Về hệ thống RO, đó là vấn đề về đảm bảo cơ sở vật chất để chạy thận là trách nhiệm của bệnh viện.

VKS hỏi về nội dung Thiên Sơn gửi bao nhiêu báo giá cho bệnh viện. Đại diện Thiên Sơn khẳng định chỉ gửi một báo giá còn Trâm Anh gửi Thiên Sơn nhiều báo giá.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại