Một nghiên cứu tại Trung Quốc đã từng liệt kê ra rằng, trong một gói mì ăn liền nhỏ bé có tới 24 chất, mà phần lớn là phụ gia thực phẩm bên cạnh nguyên liệu chính là bột.
Đã từng có nhiều người sinh bệnh dạ dày vì sở thích ăn mì, nhưng không phải ai cũng biết rõ điều này khi mì tôm đang là một món ăn giá rẻ và tiện lợi.
Nếu vẫn thực sự muốn an toàn cho sức khỏe, hãy tìm hiểu 8 lý do sau đây để có thể dễ dàng quyết định việc bạn có nên ăn mì hàng ngày hay không.
1. Hàm lượng calo cao
Mỗi một gói mì chứa tới 400 calo, liều lượng này tương đương với ¼ lượng calo được khuyến cáo sử dụng cho một người trưởng thành có thể ăn trong ngày. Người sợ béo cần biết tính toán cẩn thận sau khi ăn mì để giảm các món chứa nhiều calo khác.
2. Hàm lượng chất béo cao
Trong một gói mì ăn liền có chứa rất nhiều chất béo so với các món ăn cùng loại khác. Một lượng mì khoảng 85gram chứa 14,5 gam chất béo, trong đó chất béo bão hòa gây hại cho sức khỏe chiếm 6,5gram.
Nếu bạn ăn chất béo quá nhiều và thường xuyên thì việc tăng cân quá mức là điều chắc chắn sẽ xảy ra.
3. Thiếu hụt protein và rau quả
Một gói mì ăn liền hầu như không chứa bất kỳ một thành phần dinh dưỡng nào có lợi cho sức khỏe. Trong đó, lượng vitamin và canxi là gần như bằng không, và chỉ có 4gram protein và 10% chất sắt.
Trên thực tế, nam giới trưởng thành cần thêm ít nhất 56 gram protein mỗi ngày. Thậm chí cả thành phần rau xanh cũng không có trong một gói mì. Vì thế, nếu ăn một gói mì mà coi là "xong" một bữa, thì bạn hoàn toàn bị thiếu chất.
4. Gói gia vị thiếu lành mạnh
Trong một túi gia vị đựng trong gói nilon đi kèm gói mì đó thực ra chỉ có bột ngọt (mì chính), đường và các loại gia vị hương liệu.
Những thành phần này là rất bất lợi cho sức khỏe của chúng ta. Thậm chí, bạn ăn cả một gói gia vị đó/1 tô mì sẽ gây thừa những phụ gia không cần thiết với sức khỏe.
5. Lượng muối dư thừa
Mỗi một gói mì thông thường chứa lượng muối lên đến 910mg, tương đương 41% lượng muối được khuyến cáo cho phép ăn hàng ngày.
Những khảo sát cho thấy thói quen "đổ cả gói gia vị vào bát mì" sẽ gây thừa muối so với tỉ lệ. Gói muối đi kèm trong gói mì bạn chỉ nên ăn một nửa là vừa độ "đậm đà".
6. Chứa chất hóa học bisphenol A
Bisphenol A sẽ được sử dụng để sản xuất mì ăn liền, mặc dù chúng ta không thể nhìn thấy nó, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không tồn tại.
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng điều này sẽ có tác động tiêu cực lên các hormone, đặc biệt là estrogen, gây hại lớn cho cơ thể. Một trong những chất có thể làm cho trẻ dậy thì sớm.
7. Mì tôm là món ăn đã được rán với rất nhiều dầu
Mì ăn liền sở dĩ không phải "nấu" chín nữa bởi vì chúng đã được chiên rán chín trong quá trình sản xuất. Mà ai cũng biết rằng đồ ăn chiên rán không hề có lợi cho sức khỏe.
Việc dầu mỡ được dùng với số lượng lớn và chiên đi rán lại luôn ẩn chứa rất nhiều nguy cơ với sức khỏe.
8. Gây ra hội chứng chuyển hóa
Hội chứng chuyển hóa tim mạch sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh tim, tiểu đường và nguy cơ đột quỵ.
Mỗi người ăn 2 gói mì/tuần sẽ phải đối mặt với vấn đề mắc hội chứng chuyển khóa cao hơn 68% so với người không ăn hoặc hầu như rất ít ăn mì tôm.