56 tuổi ngày nào cũng đi bộ 1 giờ sau bữa tối, tôi tự tin khám sức khỏe, không ngờ bị bác sĩ “mắng” ngay

Thùy Linh |

Người ta thường nói đi bộ là “liều thuốc tiên”, nhưng có phải lúc nào nó cũng thực sự tốt cho sức khỏe và tuổi thọ của người trung niên hay không?

Ông Hồ, 56 tuổi, Trung Quốc, mỗi ngày có thói quen đi bộ một giờ sau bữa tối. Khi đi khám sức khỏe, ông bất ngờ trước phản ứng của bác sĩ khi kiểm tra tình trạng sức khỏe và hỏi thăm thói quen của mình.

"Ông Hồ, ông có thực sự đi bộ một giờ mỗi ngày sau bữa tối không?" Bác sĩ hỏi lại kỹ càng.

Ông Hồ mỉm cười tự tin vì cho rằng đây là một thói quen rất tốt để giữ sức khỏe và tận hưởng cuộc sống. Thói quen của ông bắt đầu từ 6 tháng trước, khi ông vô tình nhìn thấy một bài báo trên Internet đề cập rằng đi bộ là một trong những bài tập tốt nhất có thể cải thiện chức năng tim phổi và tăng tốc độ trao đổi chất. Kể từ ngày đó, ông Hồ quyết định mỗi ngày đều ra ngoài đi bộ một giờ sau bữa tối. Theo ông, đây là một cách tập thể dục đơn giản, không tốn kém, không đòi hỏi thiết bị hay phải đến địa điểm cụ thể nào đó mới tập được.

Tuy nhiên, cuộc kiểm tra thể chất định kỳ 6 tháng một lần đã thay đổi sự lạc quan của ông Hồ.

"Ông Hồ, quả thật ông đã tập luyện đều đặn trong 6 tháng qua, nhưng một số chỉ số của ông đã xấu đi . Đặc biệt, đầu gối và mắt cá chân của ông đã có dấu hiệu hao mòn nhẹ. Có phải ông thường xuyên đau mỏi đầu gối không?" Bác sĩ hỏi thêm.

Ông Hồ sửng sốt, bối rối hỏi: "Bác sĩ, tôi chỉ đi bộ thôi nhưng đúng là khớp gối của tôi thỉnh thoảng bị đau. Tại sao lại như thế?"

Bác sĩ giải thích: "Bản thân việc đi bộ rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu thực hiện không đúng cách, chẳng hạn như đi bộ quá nhiều mỗi ngày hoặc chọn đi bộ trên nền cứng trong thời gian dài, nó cũng sẽ gây áp lực lên các khớp.

56 tuổi ngày nào cũng đi bộ 1 giờ sau bữa tối, tôi tự tin khám sức khỏe, không ngờ bị bác sĩ “mắng” ngay- Ảnh 1.

Đặc biệt nếu ông tập ngay sau bữa tối hàng ngày, khi vẫn còn thức ăn trong dạ dày là điều không nên. Cơ thể thực sự cần một thời gian để tiêu hóa. Hoạt động thể chất đột ngột sẽ làm tăng gánh nặng cho tim và còn ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa. Xét theo nhật ký ăn uống hàng ngày, ông thường ăn những món nhiều đạm, nhiều dinh dưỡng trong bữa tối. Tập thể dục trong hoàn cảnh như vậy sẽ làm tăng tải trọng cho hệ tim mạch."

"Chúng tôi khuyên ông nghỉ ngơi sau mỗi bữa ăn khoảng 2-3 giờ đồng hồ rồi mới bắt đầu tập thể dục. Để khớp gối có thời gian phục hồi, nên đi bộ khoảng 30 phút trên nền đất mềm, chẳng hạn như cỏ hoặc máy chạy bộ, để giảm tác động lên khớp gối. Đồng thời, ông cũng nên lưu ý chất lượng giày đi bộ, đừng chọn những loại đế cứng, không tốt cho các khớp," bác sĩ cho thêm lời khuyên. "Ông có thể đi bộ nhiều lần trong ngày, chứ không nên đi quá lâu, quá nhiều."

Ông Hồ đã thay đổi suy nghĩ hoàn toàn sau khi nghe điều này. Ông nhận ra rằng cách tiếp cận trước đây của mình quá vội vàng, không điều chỉnh kế hoạch tập luyện dựa trên tình hình cụ thể.

Ngoài ra, ông Hồ cũng được bác sĩ giới thiệu một số loại hình tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với người lớn tuổi khác như yoga hoặc bơi lội. Đặc biệt, bơi lội rất tốt cho người đang tổn thương xương khớp.

Bơi lội: Máy massage tự nhiên cho các khớp xương

Trong môi trường nước, trọng lượng cơ thể được hỗ trợ, giảm áp lực lên các khớp. Đối với những người có vấn đề về cân nặng, việc di chuyển dưới nước trở nên nhẹ nhàng hơn so với trên cạn, giảm nguy cơ đau nhức khớp. Đặc biệt, áp lực nước cũng là một biện pháp massage tuyệt vời cho các khớp xương.

56 tuổi ngày nào cũng đi bộ 1 giờ sau bữa tối, tôi tự tin khám sức khỏe, không ngờ bị bác sĩ “mắng” ngay- Ảnh 4.

Trong quá trình bơi, toàn bộ cơ thể tham gia, kích thích các động tác chân đạp, tay vươn, lưng xoay, căng cơ bụng và cân bằng trọng tâm, tạo nên sự săn chắc cho cơ bắp. Sự nhịp nhàng của các cơ xương khớp khiến cho cột sống và khớp xương trở nên linh hoạt hơn.

Dưới nước, thể tích trong phổi tăng lên, tăng sự trao đổi khí, cung cấp oxy cho khớp xương tốt hơn. Đồng thời, việc trao đổi chất và lưu thông máu được cải thiện, tăng cường hoạt động của tim và cải thiện lưu thông máu đến các chi, giúp cải thiện quá trình vận động.

Yoga: Giảm đau và cứng khớp hiệu quả

Yoga là một hình thức tập thể dục có cường độ thấp, đã được chứng minh mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Nó không chỉ giúp giảm đau và cứng khớp, mà còn cải thiện khả năng vận động, tốc độ đi bộ, và tư thế của bệnh nhân, đặc biệt là những người cao tuổi.

56 tuổi ngày nào cũng đi bộ 1 giờ sau bữa tối, tôi tự tin khám sức khỏe, không ngờ bị bác sĩ “mắng” ngay- Ảnh 5.

Sự tác động tích cực của yoga đến sự linh hoạt của các mô cơ giúp cho việc gập và duỗi khớp gối trở nên dễ dàng hơn, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Mục đích của các động tác yoga không chỉ giới hạn ở việc tác động lên khớp gối, mà còn rèn luyện các mô cơ xung quanh để giảm áp lực đè nặng lên đầu gối và duy trì sự linh hoạt của khớp.

*Nguồn: Sohu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại