4 thực phẩm yêu thích nhưng ăn vào là huyết áp tăng vọt mà nhiều người không hay

CTV Thu Phương/VOV.VN (Biên dịch) |

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng một số loại thực phẩm tưởng chừng vô hại lại có thể khiến huyết áp tăng vọt.

Thực phẩm chứa nhiều natri (muối)

Natri là khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, nhưng tiêu thụ quá nhiều natri có thể khiến cơ thể giữ nước, làm tăng thể tích máu và gây áp lực lên thành mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp. Tuy nhiên ngày này, mọi người lại rất ưa chuộng các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, đồ hộp, mì ăn liền, snack,... thường chứa hàm lượng muối cao để bảo quản và tăng hương vị.

Một số loại thực phẩm ăn nhanh như pizza, hamburger, gà rán,... thường chứa nhiều muối hay các loại rau củ chứa một lượng natri tự nhiên như cần tây, cà rốt, củ cải đường cũng chỉ nên được tiêu thụ ở với số lượng phù hợp

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng natri khuyến nghị mỗi ngày là dưới 2g (tương đương 5g muối). Tiêu thụ quá nhiều natri không chỉ làm tăng huyết áp mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, loãng xương và ung thư dạ dày.

 - Ảnh 1.

Một số loại thực phẩm tưởng vô hại nhưng lại khiến huyết áp tăng vọt. Ảnh: Daily Express

Thực phẩm chứa nhiều chất béo

Chất béo bão hòa có nhiều trong mỡ động vật, thịt đỏ, bơ, sữa nguyên kem,... làm tăng cholesterol xấu (LDL) trong máu, gây xơ vữa động mạch và tăng huyết áp. Trong khi đó, chất béo chuyển hóa thường có trong thực phẩm chiên rán, đồ ăn nhanh, bánh ngọt công nghiệp,... làm tăng cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt (HDL), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tim mạch.

Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường và béo phì. Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa và tăng huyết áp. Chất béo chuyển hóa đặc biệt nguy hiểm vì chúng không chỉ làm tăng huyết áp mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Đồ uống có cồn

Uống nhiều đồ uống có cồn như rượu bia có thể làm tăng huyết áp, nhịp tim và bia làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư, bệnh gan và các vấn đề về tâm thần. Ngay cả khi uống với lượng vừa phải, rượu bia vẫn có thể làm tăng huyết áp ở một số người.

Vì vậy, nên hạn chế uống rượu bia trong cuộc sống hàng ngày. Nếu uống, chỉ nên uống với lượng vừa phải (nam giới không quá 2 đơn vị cồn/ngày, nữ giới không quá 1 đơn vị cồn/ngày). Nên lựa chọn các loại đồ uống không cồn như nước lọc, nước ép trái cây, trà xanh.

Đồ uống chứa nhiều đường

Các thức uống như nước ngọt, nước ép trái cây đóng hộp, trà sữa ngày nay được hầu hết mọi người ưa chuộng nhưng lại chứa hàm lượng đường cao, làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường và tăng huyết áp.

Đường fructose trong các loại đồ uống này có thể làm tăng huyết áp, kháng insulin và gây gan nhiễm mỡ. Tiêu thụ nhiều đường cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ và các vấn đề về răng miệng.

Do đó, nên hạn chế uống nước ngọt, nước ép trái cây đóng hộp, trà sữa và thay thế bằng cách uống nước lọc, nước ép trái cây tươi không đường, trà xanh. Đọc kỹ nhãn thực phẩm để biết hàm lượng đường và chọn các loại thực phẩm ít đường hoặc không đường để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại