Chuyên gia Bạch Mai khẳng định BVĐK Hòa Bình cấp cứu đúng quy trình
Có mặt tại phiên tòa GS.Nguyễn Gia Bình, Chuyên hàng đầu về Hồi sức cấp cứu – Chống độc đã khẳng định với HĐXX khi xảy ra sự cố ngày 28/5/2018 tại BVĐK tỉnh Hòa Bình, khi chưa rõ nguyên nhân, bệnh nhân có các biểu hiện ngứa, phù, khó chịu… rất giống phản vệ.
Việc các bác sĩ BVĐK tỉnh Hòa Bình cấp cứu theo hướng phản vệ là hoàn toàn đúng. Quy trình xử lý phản vệ đã được Bộ Y tế quy định cả thể giới làm theo quy trình đó. Sau khi xử lý theo hướng phản vệ, các bác sĩ tìm được nguyên nhân và cách tốt nhất để cấp cứu cho các bệnh nhân.
Thông thường khi sốc phản vệ phải sử dụng thuốc theo phác đồ của Bộ Y tế. Nhẹ chỉ hơi mẩn ngứa nặng thì phải nghĩ ngay đến đường tuần hoàn thậm chí phải cấp cứu ngay lập tức. Cách cấp cứu phản vệ trên thế giới đều giống nhau còn chưa có tài liệu nào hướng dẫn đưa HF vào người, ở Việt Nam cũng chưa có.
GS. Bình Khẳng định, axit frohydric không được phép trực tiếp tiêm truyền vào đường máu.
Bị cáo Trương Qúy Dương
Bệnh viện Bạch Mai không xử lý nước RO như BVĐK Hòa Bình
Còn theo PGS.TS Đỗ Gia Tuyển, Trưởng khoa Thận tiết, BV Bạch Mai - một trong những chuyên gia đã từng đi học chuyên ngành thận tại Nhật Bản. Với kiến thức trong ngành của mình, lần đầu tiên ông biết đến sự cố ngộ độc hóa chất do lọc thận xảy ra với số lượng người chết nhiều như vậy. Mặc dù trên thế giới cũng từng xuất hiện nhưng nhỏ hơn.
Trên thế giới, cụ thể là tại Canada cũng từng xảy ra sự cố ngộ độc hóa chất trong lọc máy nhưng chỉ làm 3 người chết. Nguyên nhân là do van bị hoan rỉ là hóa chất thoát ra gây ngộ độc.
Ông Tuyền cho biết, ông được đào tạo về chuyên khoa khám chữa bệnh còn về xử lý nước RO thì không được đào tạo. Nhưng với hiểu biết của mình thì không thấy nới nào dùng phương pháp giống như Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình đã dùng.
Tại Bạch Mai, các BS khi khử khuẩn đường ống là do khoa Thận nhân tạo sang xử lý giúp và đấy là phân công trong bệnh viện. Về kỹ thuật lọc nước, kiểm tra nước, ở nước ngoài có kỹ sư chuyên về lâm sàng, bác sĩ và điều dưỡng không liên quan.
"Còn ở Việt Nam, tùy từng bệnh viện có sự phân công khác nhau. Tại Việt Nam, hiện nay chưa có chức danh kỹ sư lâm sàng. Khoa tôi chỉ vận hành còn việc bảo hành bảo trì thì có nhân viên của phòng Vật tư cùng với nhân viên khoa Thận làm việc đó. Về nguyên tắc phòng Vật tư bàn giao là chất lượng phải đảm bảo và chúng tôi chỉ vận hành để lọc máu", ông Tuyền cho biết.
Trả lời về vấn đề kiểm tra nước RO trước khi lọc thận thuộc về ai tại BVBM, PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng - Trưởng Khoa thận nhân tạo BVBM cho biết, tại khoa có bố trí kỹ thuật viên chuyên trách về nước có thể là điều dưỡng và kỹ thuật viên được lãnh đạo khoa giao và được sựu đồng ý của BV.
Vào buổi sáng, trước khi chạy thận cho bệnh nhân kỹ thuật viên cần phải làm các công việc sau:
1.Qua sát RO có hai thông số TDF tổng số iôn
2. Kiểm tra lượng muối.
3. Kiểm tra thông số clo.
Trả lời tiếp về đồng hồ đo độ dẫn điện, theo ông Dũng bệnh viện Bạch Mai bố trí kỹ thuật viên kiểm tra hệ thống nước, đảm bảo an toàn trước khi chạy thận. Khoa phân công một kỹ sư và một điều dưỡng thực hiện nhiệm vụ này.
Cũng theo trả lời của ông Dũng, tất cả các buổi sáng kỹ thuật viên bắt buộc phải kiểm tra và việc kiểm tra vào buổi sáng là bắt buộc.
Người phụ trách kiểm tra máy chạy thận phải là người có chuyên môn , ví dụ tại Bạch Mai này phải được học từ nước ngoài kỹ sư Nguyễn Văn Thắng 3 tháng tại Pháp. Sau đó, có thêm một điều dưỡng viên được kỹ sư Thắng học lại theo cầm tay chỉ việc.
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng - Trưởng khoa Thận nhân tạo bệnh viện Bạch Mai trả lời câu hỏi của HĐXX tại phiên xét xử sơ thẩm vụ chiều ngày 18/1.
Trả lời HĐXX vấn đề chuyển giao công nghệ của Bạch Mai cho BVĐK tỉnh Hoà Bình, GS. Phạm Minh Thông, Giám đốc Trung tâm điện quang, Phó Giám đốc, BV Bạch Mai cho biết, theo đề án 1816 BVBM chuyển giao kỹ thuật có nhiều BV được chuyển giao, không chỉ riêng BVĐK tỉnh Hòa Bình.
"Với BVĐK tỉnh Hòa Bình chúng tôi chuyển giao 5 kỹ thuật liên quan tới lọc máu theo quy trình của Bộ Y tế. Kỹ thuật lọc nước chuyển giao BVBM chuyển giao về nguyên lý đào tạo lý thuyết sau đó có thực hành. Danh sách học viên được trung tâm trực tuyến quản lý chặt chẽ có tham gia học, kiểm tra đánh giá", GS Thông nói.
Trong danh sách BV Bạch Mai gửi HĐXX có 3 bác sĩ của bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình tham gia khóa học.
HĐXX hỏi lãnh đạo Bạch Mai vì sao chưa chuyển giao xong đã tiến hành chạy thận? Ông Thông lý giải, về nguyên tắc các bệnh viện hạt nhân hỗ trợ chuyên môn và chuyển giao kỹ thuật. Chúng tôi đến nơi cầm tay chỉ việc. Trong thời gian chuyển giao cử xuống Hòa Bình nếu xảy ra vấn đề sẽ phải chịu trách nhiệm.
Ông Thông xác nhận, nếu thành lập đơn nguyên thì cần phải có số lượng nhân lực nhất định. Khi chuyển giao về mặt kỹ thuật phải chuyển giao cho một kíp không phải chỉ một người. BV tỉnh Hòa Bình đã cử số lượng đi học khá đông.
Hợp đồng chuyển giao chủ yếu là cho đối tượng bác sĩ và điều dưỡng, để lọc máy thì RO ở mỗi nơi sẽ có quy định người phụ trách.
"Bạch Mai chuyển giao kỹ thuật cho BVĐK tỉnh Hòa Bình không bắt buộc phải có kỹ sư. Tại thời điểu chuyển giao BVBM chỉ đưa ra tiêu chuẩn về nước RO cho bệnh viện còn bệnh thuê người phụ trách chất lượng nước hay thuê người đi học là do BV", ông Thông nói.
Lý do BM chuyển giao cho BVĐK tỉnh Hòa Bình nhắm giúp đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân không phải đi xa. BVĐK tỉnh Hòa Bình đã nhân lực và có máy chạy thận đủ yêu cầu.