Khi bạn uống rượu, gan bị phân tán các chức năng khác và tập trung chủ yếu vào việc giảm độc tố của cồn. Uống nhiều rượu có thể gây bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan và xơ gan.
Những người béo phì có xu hướng tích tụ mỡ trong gan gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Béo phì cũng liên quan tới xơ gan và suy gan.
Những người bị tiểu đường do kháng insulin có hàm lượng insulin cao trong máu, gây tăng cân vùng bụng. Điều này khiến gan tích tụ mỡ bên trong gây nên bệnh gan nhiễm mỡ.
Hấp thu nhiều muối được cho là làm tăng huyết áp, ngoài ra còn có thể gây bệnh gan bằng cách hình thành dịch trong gan và trướng gan.
Hút thuốc gián tiếp gây ảnh hưởng tới chức năng gan, các hóa chất độc hại trong thuốc lá làm tăng stress oxy hóa của cơ thể, gây ra nhiều tác hại với các tế bào gan.
Lạm dụng thuốc, uống thuốc không kê đơn hay có chỉ định của bác sĩ được cho là có thể gây tổn thương cho gan, bao gồm các thuốc chống trầm cảm, ổn định tâm trạng corticosteroid.
Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, các chế phẩm bổ sung dinh dưỡng làm tăng khả năng sản sinh các enzym gan mà khi dư thừa có thể gây tổn thương gan.
Sử dụng các loại thuốc thay thế không phù hợp để tránh tác dụng phụ của thuốc có thể gây hại cho gan nếu sử dụng không đúng.
Những người phải trải qua hóa trị để điều trị ung thư có thể có nguy cơ bị tổn thương gan do liên quan tới các tác dụng phụ của thuốc.
Nhiễm trùng và bệnh tật: Viêm gan A, B, C và viêm gan tự miễn tấn công các tế bào gan trực tiếp gây ra viêm. Nếu không được điều trị thích hợp, viêm gan có thể gây xơ gan và dần dần có thể gây suy gan.
Bệnh lao: Mặc dù diễn biến âm thầm về mặt lâm sàng, bệnh lao có thể ảnh hưởng tới gan khi vi khuẩn gây lao thâm nhập vào trong gan. Trong nỗ lực để chống lại nhiễm trùng, gan phản ứng với các vi khuẩn này dẫn tới hình thành khối u, gây lao gan.
Tiếp xúc với các hóa chất trong thuốc trừ sâu và kim loại nặng bị nhiễm qua hoa quả, rau xanh... cũng gây tổn thương gan./.