10 từ bệnh ung thư "thích nhất": Biết sớm để phòng bệnh tốt hơn

Nguyễn Trinh |

Chúng ta không để bệnh tật, nhất là ung thư ràng buộc cuộc sống, nên tránh xa việc ăn nhiều muối, đường, thức ăn quá nóng, đồ chiên rán. Đây là 10 lưu ý bạn nên nhớ để phòng bệnh.

10 từ bệnh ung thư thích nhất: Biết sớm để phòng bệnh tốt hơn - Ảnh 1.

Mới đây, các chuyên gia nghiên cứu của Bệnh viện Đa khoa Massachusetts và Đại học Harvard (Mỹ) tiến hành một khảo sát trên 135.000 người cho hay, trong các nguyên nhân có thể gây ra bệnh ung thư, tỷ lệ yếu tố liên quan đến cuộc sống thường ngày như ăn uống, hút thuốc lá, vận động chiếm 20-40%.

Một báo cáo nghiên cứu được đăng trên Tạp chí khoa học uy tín Nature (Anh) cũng cho rằng, điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Bệnh ung thư và chế độ ăn uống có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đặc biệt liên quan đến "10 từ" sau:

1. Đường

Một số người cho rằng, đường có thể "nuôi dưỡng" tế bào ung thư, suy luận trên tuy chưa hoàn toàn có cơ sở khoa học, tuy nhiên các loại thực phẩm chứa hàm lượng đường cao có liên quan đến bệnh ung thư.

- Ăn nhiều đồ ngọt tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy, ung thư vú

Các nhà khoa học Thụy Điển từng theo dõi, nghiên cứu trên 80.000 người trong thời gian 9 năm, phát hiện những người thường ăn các loại thực phẩm như đường, đồ ngọt, mứt… sẽ tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy.

Ăn nhiều đường sẽ khiến cơ thể tiết ra một lượng lớn insulin, làm cho chức năng của insulin bị ảnh hưởng, trở thành một trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây ung thư tuyến tụy.

Một báo cáo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trung tâm Ung thư MD Anderson (Houston, Mỹ) công bố đầu năm 2017 cho biết, trong chế độ ăn uống phổ biến của các nước phương Tây, nếu ăn nhiều đường có nguy cơ bị ung thư vú và di căn đến phổi.

10 từ bệnh ung thư thích nhất: Biết sớm để phòng bệnh tốt hơn - Ảnh 2.

Ăn nhiều đồ ngọt tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy, ung thư vú

- Nên ăn dưới 25 gram đường mỗi ngày

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, mỗi ngày nên khống chế lượng đường ăn vào cơ thể không vượt quá 50 gram, tốt nhất dưới 25 gram.

2. Nóng

- Sử dụng đồ ăn, thức uống nóng trên 65℃ dễ bị ung thư thực quản

Một báo cáo nghiên cứu mới đây của Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (IARC) cho biết, nếu sử dụng các loại đồ ăn, thức uống quá nóng (cà phê, trà…) có thể dẫn đến ung thư thực quản, đồ ăn thức uống được xem là quá nóng khi có nhiệt độ từ 65℃ trở lên.

Thực ra việc uống trà hay cà phê đều không gây ung thư, chỉ có điều là không được uống quá nóng.

- Thói quen sai lầm khi ăn đồ nóng sốt để có cảm giác ngon miệng

Chúng ta thường có thói quen ăn nóng để có cảm giác ngon miệng, tuy nhiên không nên ăn quá nóng, dễ gây tổn thương niêm mạc thực quản.

Nếu bạn duy trì việc ăn thức ăn quá nóng trong thời gian dài, niêm mạc thực quản sẽ bị tổn thương nhiều lần, điều đó có thể bị viêm thực quản mãn tính, dẫn đến biến chứng gây ung thư.

Một nghiên cứu về các bệnh phổ biến ở Trung Quốc cho thấy, người dân Triều Sơn (tỉnh Quảng Đông), cư dân sống ở khu vực núi Thái Hành Sơn, dân tộc Cáp Tát Khắc (Tân Cương) có thói quen uống trà, ăn cháo nóng, có tỷ lệ người mắc ung thư thực quản và dạ dày rất cao.

Các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn các thức ăn như cơm, canh, bún, cháo…hoặc uống nước chè quá nóng, tốt nhất nên ăn hoặc uống ở trạng thái nguội.

3. Mặn

- Ăn nhiều muối có thể bị ung thư dạ dày

Muối ăn và bệnh ung thư có mối quan hệ "thân thiết" với nhau. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư dạ dày Nhật bản (JGCA) cho biết, một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh ung thư là ăn muối quá nhiều.

Ăn nhiều muối khiến niêm mạc dạ dày thường xuyên bị tổn thương, lâu ngày có thể dễ nhạy cảm với các chất gây ung thư, dẫn đến ung thư dạ dày.

10 từ bệnh ung thư thích nhất: Biết sớm để phòng bệnh tốt hơn - Ảnh 3.

Ăn nhiều muối có thể bị ung thư dạ dày

- Mỗi ngày nên ăn không quá 6 gram muối, người có thói quen ăn mặn nên ăn nhiều hoa quả chứa vitamin C

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, mỗi người trưởng thành không nên ăn quá 6 gram muối/ngày, đồng thời chú ý hàm lượng muối có sẵn trong thực phẩm, chẳng hạn nước tương, mì chính, gia vị nêm nếm.

Đối với người có thói quen ăn mặn, tốt nhất nên ăn các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C, giúp ngăn chặn quá trình tổng hợp chất nitroso gây ung thư.

4. Ướp (muối)

- Ăn nhiều thực phẩm ướp muối chế biến sẵn từ thịt có nguy cơ bị ung thư các cơ quan tiêu hóa

Các loại thực phẩm như cá khô, thịt xông khói, xúc xích, dưa chua có hương vị đặc trưng, tạo cảm giác ngon miệng.

Tuy nhiên trong các loại thực phẩm nói trên chứa hàm lượng muối rất lớn, nó sẽ được chuyển hóa thành nitrite trong dạ dày, sau đó kết hợp với kết hợp với amine trong thức ăn thành nitrosamine có nguy cơ gây ung thư rất cao đối với cơ quan tiêu hóa như dạ dày, ruột, tụy.

Một báo cáo nghiên cứu mới đây của Quỹ Nghiên cứu Ung thư thế giới (WCRF) phối hợp với Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (National Cancer Institute) cho biết, các sản phẩm thịt chế biến sẵn có nguy cơ gây ung thư phần bụng dưới (chẳng hạn như ung thư trực tràng).

- Nên ăn nhiều thịt, rau, quả tươi

Nếu mỗi ngày ăn khoảng 50 gram sản phẩm thịt chế biến sẵn sẽ tăng 18% nguy cơ bị ung thư ở phần bụng dưới. Các sản phẩm thịt chế biến sẵn đều sử dụng phương pháp ướp muối.

Các chuyên gia khuyến cáo nên ăn nhiều thịt, rau, cá tươi, hạn chế tối đa việc ăn các loại thực phẩm sử dụng phương pháp ngâm (muối) để bảo quản.

5. Xông (khói)

- Thịt xông khói, nướng chứa chất gây ung thư

Các món thịt, cá nướng và xông khói được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến các món ăn bằng phương pháp nướng hoặc xông khói, nếu chất đốt không cháy hết sẽ sản sinh một lượng lớn chất benzen và hydrocarbon thơm đa vòng gây ung thư.

10 từ bệnh ung thư thích nhất: Biết sớm để phòng bệnh tốt hơn - Ảnh 4.

(Ảnh minh họa)

- Ăn nhiều thịt nướng, xông khói dễ bị ung thư thực quản, dạ dày, đại trực tràng

Thường xuyên ăn các món thịt nướng và xông khói như dê, bò nướng, vịt quay… dễ bị ung thư thực quản và ung thư dạ dày.

Ngoài ra, các món nướng chủ yếu được chế biến từ thịt, nếu ăn nhiều thịt ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa trong ruột, tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.

6. Dầu

- Các thực phẩm chứa nhiều chất béo dễ gây ung thư

"Dầu" ở đây là chỉ các loại thực phẩm có nhiều chất béo. Mới đây, Tạp chí khoa học Nature đã công bố một báo cáo nghiên cứu cho biết, các loại thức ăn giàu chất béo, giàu calorie là nguyên nhân gây ra các loại bệnh ung thư.

- Hạn chế ăn đồ rán (chiên)

Trong quá trình chế biến các món rán sẽ sản sinh ra nhiều hydrocarbon thơm đa vòng. Đặc biệt là dầu rán lại có nhiều chất gây ung thư.

7. Rượu

- Uống nhiều rượu có nguy cơ cao bị ung thư gan, dạ dày

Nhiều nghiên cứu cho thấy, uống rượu nhiều liên quan đến bệnh ung thư gan, người thường xuyên uống bia, rượu hoặc các thức uống có cồn, tỉ lệ bị ung thư gan rất cao.

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ cho biết, nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày liên quan đến thói quen uống rượu.

- Mỗi ngày đàn ông nên uống từ 20-30ml, phụ nữ 10-15ml rượu

Quỹ Ung thư Trung Quốc khuyến cáo, đàn ông bình quân mỗi ngày uống không quá 20-30ml, phụ nữ uống không quá 10-15ml rượu.

8. Mốc (nấm mốc)

Do khí hậu ẩm ướt hoặc bảo quản không tốt, các loại thực phẩm như lạc (đậu phộng), ngô, lúa gạo…dễ bị ẩm ướt, lên mốc, sản sinh nấm mốc độc tố (Mycotoxin), đây là một trong những loại độc tố gây ung thư khá cao, đặc biệt liên quan đến bệnh ung thư gan.

10 từ bệnh ung thư thích nhất: Biết sớm để phòng bệnh tốt hơn - Ảnh 5.

Do khí hậu ẩm ướt hoặc bảo quản không tốt, các loại thực phẩm như lạc (đậu phộng), ngô, lúa gạo…dễ bị ẩm ướt, lên mốc, sản sinh nấm mốc độc tố (Mycotoxin)

Chúng ta nên bảo quản thực phẩm đúng cách, phòng tránh bị ẩm mốc.

9. Khói

- Khói thuốc lá và khói dầu gây ung thư

Mọi người đều nhận thức được hút thuốc lá có thể gây ra nhiều loại bệnh như ung thư, tim mạch, hô hấp, ngoài khói thuốc lá còn có khói dầu.

Nhiều người thích ăn các món chế biến bằng cách sử dụng nhiệt độ cao chiên, xào, trong quá trình nói trên sản sinh ra lượng khói dầu rất lớn, trong đó có các chất gây ung thư như alkanes, bụi siêu vi PM2.5, đây đều là các tác nhân gây ung thư phổi.

- Hạn chế ăn đồ chiên, xào, tăng cường ăn đồ luộc, hấp

Chúng ta nên sử dụng các phương pháp chế biến thức ăn có lợi cho sức khỏe như chưng, hấp, luộc… khi xào rau tránh để nhiệt độ của dầu quá cao, kiểm soát về mặt thời gian và độ lớn của lửa, mở quạt thông gió hút khói dầu ra ngoài.

10. Lười (nhác)

- Lười nấu ăn và giữ lại thức ăn thừa

Nhiều người lười mấu ăn, thích dùng các sản phẩm chế biến sẵn, nhiều người lại có thói quen ăn ở hàng quán, thông thường các món ăn ở đây sẽ nêm nhiều dầu, muối, gia vị, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Việc giữ lại thức ăn thừa của ngày hôm trước là thói quen sinh hoạt thường ngày của nhiều người, tuy nhiên thức ăn dư thừa chứa nhiều nitrite, là nguy cơ gây ung thư.

- Đảm bảo chế độ ăn uống, tăng cường vận động

Chúng ta nên ăn đúng giờ, đúng định mức, ăn đồ tươi mới, tránh ăn thức ăn thừa của ngày hôm trước để lại.

Việc lười vận động cũng tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

10 từ bệnh ung thư thích nhất: Biết sớm để phòng bệnh tốt hơn - Ảnh 6.

Tăng cường vận động giảm nguy cơ gây ung thư

Ngoài 10 "từ" nói trên, cũng nên chú ý thêm những vấn đề sau

1. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi

Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới cho biết, có nhiều bằng chứng cho thấy rau xanh và hoa quả tươi có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư cuống họng, thực quản, phổi, dạ dày, đại tràng.

Mỗi ngày nên ăn từ 300-500 gram rau xanh, 200-350 gram hoa quả.

2. Kiểm soát lượng thức ăn

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản cho biết, ăn quá no sẽ làm giảm năng lực kiểm soát các tác nhân gây ung thư của cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

3. Nhai kỹ thức ăn

Ăn chậm, nhai kỹ sẽ giúp dạ dày tiếp nhận thức ăn từ từ, tránh ăn quá no.

Nhai kỹ cũng sẽ giúp enzym trong nước bọt tiếp xúc đều thức ăn, phân hủy các chất gây ung thư, giảm gánh nặng cho dạ dày.

Mỗi khi đưa thức ăn vào miệng, tốt nhất nên nhai khoảng 30 lần mới nuốt.

Xem thêm:

*Theo Ifeng

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại