1 tấn nội tạng thối suýt thành đặc sản, 20 người ngộ độc vì tiết canh

Linh Chi |

Bản tin An toàn thực phẩm tuần qua tiếp tục nhuốm màu u ám với thông tin 20 người bị ngộ độc thực phẩm do ăn tiết canh ở 1 đám giỗ, bắt giữ gần 1 tấn nội tạng thối ở Nghệ An.

Những nội dung chính trong Bản tin Thực phẩm an toàn số 24:

• 7 người nhập viện do ngộ độc rượu ngâm lung tung

20 người bị ngộ độc sau khi ăn tiết canh

• Gần 1 tấn nội tạng suýt lọt lưới lên bàn nhậu

• 10 nguyên tắc chế biến thực phẩm an toàn mùa nắng nóng

• 30-40% mẫu thịt lợn ở Hà Nội và TP. HCM nhiễm khuẩn Salmonella gây tiêu chảy, thương hàn

Phanh phui hàng loạt vụ vi phạm ATTP tuần qua

7 người nhập viện do ngộ độc rượu ngâm lung tung

Ngày 25/7, lãnh đạo bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu (tỉnh Bến Tre) cho biết bệnh viện có tiếp nhận 7 bệnh nhân nhập viện cấp cứu nghi do bị ngộ độc thực phẩm. Theo bệnh viện, hai hôm trước đó bệnh viện tiếp nhận 7 bệnh nhân nhập viện điều trị trong tình trạng cả tay và chân đều bị tê, tụt huyết áp...

Theo lời khai của các bệnh nhân với bệnh viện, trước đó vào chiều 23/7, các bệnh nhân này có tổ chức uống rượu với các loại thức ăn như mắm ruốc xào thịt heo, thịt bò xào bông thiên lí và đọt bí, đu đủ hầm xương heo... thì xảy có triệu chứng buồn nôn, chóng mặt.

1 tấn nội tạng thối suýt thành đặc sản, 20 người ngộ độc vì tiết canh - Ảnh 2.

Bình rượu thuốc hỗn hợp được Sở Y tế tỉnh Bến Tre niêm phong. (Ảnh: Báo Tin tức miền Tây)

Bệnh nhân N. H. D. (chủ nhân tiệc rượu) cho hay, bữa hôm đó có pha 5 xị rượu đế với 1 xị rượu thuốc hỗn hợp được ngâm chung gồm có la hán quả, chuối hột và củ sâm đại hành (tương đương 1,5 lít rượu) để cho có màu dễ uống và ăn chung với các loại thức ăn trên.

Sau khi nhậu xong được khoảng hơn 30 phút thì có biểu hiện tê lưỡi, tê tay, chân... sau đó có biểu hiện chóng mặt, nôn ói và được người nhà đưa vào bệnh viện cấp cứu. Ngay sau khi xảy ra vụ việc Sở y tế tỉnh Bến Tre đã đến xác minh điều tra vụ việc và lấy mẫu để kiểm nghiệm tìm ra nguyên nhân của việc ngộ độc trên.

Các bác sĩ khuyến cáo, không nên uống các loại rượu không rõ nguồn gốc. Việc pha chế nhiều loại rượu khác nhau lại để uống dễ gây ra việc ngộ độc.

20 người bị ngộ độc sau khi ăn tiết canh

Bệnh viện Đa khoa huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã tiếp nhận 20 người bị ngộ độc thực phẩm do ăn tiết canh ở 1 đám giỗ. Tối 22/7, trong bản Bằng Mồn, xã Bó Sinh có đám giỗ, gia đình mổ dê, lợn làm lễ cúng trong đó có món tiết canh. Sau đó, 20 người tham gia đám giỗ có ăn tiết canh sống đều có biểu hiện đau bụng, buồn nôn và đi ngoài.

1 tấn nội tạng thối suýt thành đặc sản, 20 người ngộ độc vì tiết canh - Ảnh 3.

Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa huyện Sông Mã tiếp tục kiểm tra sức khỏe của bệnh nhân bị ngộ độc. Ảnh: Dân Việt

Ngay sau khi tiếp nhận số bệnh nhân, Bệnh viện đã kịp thời cấp cứu, đến nay 10 bệnh nhân đã được ra viện, số còn lại vẫn đang tiếp tục được theo dõi, điều trị. Theo thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Sông Mã, qua xét nghiệm mẫu bệnh phẩm, xác định số bệnh nhân trên bị ngộ độc là do ăn tiết canh sống.

Gần 1 tấn nội tạng thối suýt thành đặc sản quán nhậu

Hàng loạt ngộ độc thực phẩm có lẽ vẫn ngang nhiên diễn ra nếu cơ quan chức năng vẫn tiếp tục phanh phui các vụ vi phạm an toàn thực phẩm nghiêm trọng như ngày 25/7 vừa qua. 

Theo đóm, thông tin từ Trạm Cảnh sát giao thông Diễn Châu - Phòng CSGT Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa phát hiện và bắt giữ một chiếc xe khách chở gần 1 tạ nội tạng động vật đã bốc mùi, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có giấy tờ kiểm dịch.

1 tấn nội tạng thối suýt thành đặc sản, 20 người ngộ độc vì tiết canh - Ảnh 4.

Toàn bộ số nội tạng được bàn giao cho Trạm Chăn nuôi & thú y Diễn Châu xử lý, tiêu hủy theo quy định pháp luật. Ảnh: ANTT

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã bất ngờ phát hiện trên xe chở 1 thùng xốp, bên trong chứa 90kg sản phẩm động vật gồm mỡ và nội tạng đã bốc mùi hôi.

Lái xe đã không xuất trình được các giấy tờ liên quan như nguồn gốc xuất xứ, giấy chứng nhận kiểm dịch... Sau đó, tổ công tác đã di lý chiếc xe và mời tài xế về trụ sở cơ quan để làm việc.

10 nguyên tắc chế biến thực phẩm an toàn mùa nắng nóng

Cục An toàn thực phẩm, bộ Y tế khuyến cáo thực hiện 10 nguyên tắc chế biến thực phẩm an toàn mùa nắng nóng:

1. Chọn thực phẩm an toàn. Mua thực phẩm ở những nơi tuần thủ đúng các điểu kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Nấu kĩ thức ăn. Thực phẩm tươi sống dễ chứa các mầm bệnh, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Thực hiện ăn chín uống sôi để đảm bảo an toàn thực phẩm.

3. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín. Thực phẩm nấu chín nguội dần khi để ở nhiệt độ thường, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển. Thời gian để càng lâu, nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao. Chúng ta nên ăn ngay thức ăn khi vừa được nấu chín.

4. Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín, bảo quản ở nhiệt độ an toàn. Nếu thực phẩm nấu xong chưa ăn ngay thì phải bảo quản ở điều kiện nhiệt độ nóng (gần 60 độ C) hoặc lạnh (gần hoặc dưới 50 độ C). Tất cả loại thực phẩm cho trẻ em không nên bảo quản. Không bảo quản số lượng lớn thực phẩm trong tủ lạnh.

5. Đun kĩ lại thực phẩm trước khi ăn. Trong điều kiện không thể ăn ngay sau khi nấu, sau 2 giờ phải đun lại trước khi ăn. Đây là nguyên tắc tốt nhất để tránh cho vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản thực phẩm.

6. Không để lẫn thực phẩm sống và chín. Thực phẩm nấu chín có thể bị ô nhiễm qua tiếp xúc với thực phẩm sống. Nếu để chung sẽ tái sản sinh các sinh vật gây bệnh truyền qua đường thực phẩm.

7. Luôn giữ tay sạch sẽ khi chế biến thực phẩm. Rửa tay kĩ trước khi chế biến thực phẩm và sau khi có những công việc khác làm gián đoạn quá trình chế biến. Nếu tay bạn có vết thương, phải băng và bọc kín vết thương trước khi chế biến thực phẩm.

Sau khi chế biến thực phẩm sống, chẳng hạn như cá, thịt hoặc thịt gia cầm, bạn nhớ nên rửa tay lại thật sạch trước khi bạn chế biến các thực phẩm khác.

8. Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ. Thực phẩm rất dễ bị ô nhiễm, bất kỳ bề mặt nào sử dụng để tiếp xúc thực phẩm phải được giữ sạch sẽ. Khăn lau bát đĩa và các dụng cụ nấu nướng phải được thay và đem luộc thường xuyên trước khi tái sử dụng.

9. Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các loài động vật khác. Động vật thường chứa các vi sinh vật gây bệnh truyền qua đường thực phẩm. Cách tốt nhất bạn nên bảo quản thực phẩm bằng các vật chứa được đóng kín.

10. Nên sử dụng nguồn nước sạch để ăn uống, đun sôi nước trước khi làm đá cho các đồ uống.

30-40% mẫu thịt lợn ở Hà Nội và TP. HCM nhiễm khuẩn Salmonella gây tiêu chảy, thương hàn

Dù vào bất kỳ thời điểm nào Cục ATTP cũng đưa ra những chỉ đạo kịp thời để đảm bảo an toàn thực phẩm, tuy nhiên, hàng năm, nước ta xảy vẫn ra khoảng 168 ca ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, nguyên nhân phần lớn do thức ăn nhiễm khuẩn Salmonella và E.coli.

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank) năm 2017 cho thấy, 30-40% mẫu thịt lợn ở Hà Nội và TP. HCM nhiễm khuẩn Salmonella gây tiêu chảy, thương hàn.

1 tấn nội tạng thối suýt thành đặc sản, 20 người ngộ độc vì tiết canh - Ảnh 6.

(Ảnh minh họa)

Đáng lưu ý, bệnh thường xảy ra vào những tháng hè vì vi khuẩn Salmonella phát triển tốt hơn trong thời tiết ấm áp. Đây là một trong những loại ngộ độc thực phẩm phổ biến nhất. Vậy làm thế nào để phòng tránh không bị ngộ độc bởi vi khuẩn này?

- Xử lý thức ăn đúng cách. Nấu thức ăn đến nhiệt độ được khuyến cáo và làm lạnh ngay đồ ăn để lại. Lau sạch vùng bếp trước và sau khi chuẩn bị thực phẩm có nguy cơ cao.

- Rửa tay và các dụng cụ chế biến thực phẩm đúng cách: Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo: Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước trước và sau khi chế biến thức ăn. Rửa kỹ thực phẩm dưới vòi nước đang chảy, không rửa trong bồn hay chậu; Sử dụng thiết bị và các dụng cụ nhà bếp riêng để chế biến thực phẩm sống và chín.

- Giữ thực phẩm trong tủ lạnh đúng quy định trước khi nấu.

- Nếu bạn sở hữu một số loài bò sát hoặc chim, hãy đeo găng tay hoặc rửa tay thật kỹ sau khi tiếp xúc và xử lý chuồng trại. Những người bị nhiễm Salmonella và đang làm việc trong ngành công nghiệp dịch vụ ăn uống không nên trở lại làm việc cho đến khi họ không bị tiêu chảy trong ít nhất 48 giờ.

Phanh phui hàng loạt vụ vi phạm ATTP và ngộ độc thực phẩm tuần qua

- Sốc với tiết lộ của lái buôn chợ Long Biên: Tất cả nấm đều của Trung Quốc! Theo lời của những người bán hàng tại chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội), hầu như các loại nấm bây giờ đang có trên thị trường đều là hàng Trung Quốc, có thể để được cả tháng trời mà không sợ hỏng. (Đọc tin chính)

- 150 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm. Khoảng 13 giờ ngày 26/7, sau bữa trưa với món gà nấu cà ri và bánh mì, hàng loạt công nhân Công ty TNHH MTV Wondo Vina có trụ sở tại ấp Tân Bình, xã Long Bình Điền, H.Chợ Gạo (Tiền Giang) xuất hiện các triệu chứng nhức đầu, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy… (Đọc tin chính).

- Tương ớt bẩn - loại gia vị ngon miệng hay kẻ giết người trong thầm lặng? Chỉ với mức giá siêu rẻ 9.000-13.000 đồng/lít bạn đã có thể mua ngay được những can tương ớt cỡ lớn. Loại tương ớt này rất dễ tìm mua ở các chợ lớn với đầy đủ chủng loại từ "cao cấp" đến bình thường. (Đọc tin chính)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại