Nước vối đã quá quen thuộc với người Việt, đặc biệt là những ai đang sinh sống ở miền Bắc. Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx Operculatus, thuộc thân gỗ với chiều cao trung bình lên đến 6m. Lá vối có hình trái xoan ngược hay bầu dục, phiến lá dai, cứng, khi già có thêm những chấm đen.
Thành phần chính của lá vối chủ yếu là tanin, polyphenol, flavonoid, triterpene, alkanoid và một số chất khoáng, vitamin. Trong lá vối còn có khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu, thanh mát nên thường người dân thường đun nước hay trà để uống giải khát hàng ngày.
Không những lá mà cả hoa, quả và thân của cây vối cũng được dân gian sử dụng vì chúng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người. Ở Việt Nam, cây vối không hiếm thấy, thường phân bố nhiều ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, ngoài ra còn có ở Tây Nguyên, Đồng Nai.
Là loại lá quen thuộc nhưng nhiều người vẫn chưa biết hết những công dụng của lá vối đối với sức khỏe. Dưới đây là những lợi ích của lá vối mà bạn nên nắm được.
Hạ đường huyết
Nhiều người lăn tăn liệu lá vối có thực sự tốt đối với các bệnh nhân tiểu tiểu đường hay không. Trên thực tế, công dụng của lá vối đối với việc hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu được đã được các nhà khoa học chứng minh.
Theo đó, một thử nghiệm lâm sàng của Viện Dinh dưỡng kết hợp với trường Đại học Phụ nữ Nhật Bản cho thấy, uống trà vối liên tục trong 3 tháng với liều lượng trung bình 20 - 25 gram/ ngày dưới dạng nước đã làm giảm đường huyết của các bệnh nhân đái tháo đường loại 2. Các chuyên gia cũng lưu ý nước từ lá vối tốt cho người bị cao huyết áp, tuy nhiên không thể thay thế thuốc chữa bệnh.
Giảm mỡ máu
Trong nước lá vối, các chuyên gia phát hiện ra một số loại muối khoáng và vitamin cần thiết cho cơ thể, ngoài ra còn giúp giảm mỡ máu. Thành phần beta-sitosterol trong lá vối có tác dụng trong việc hạ các chỉ số mỡ xấu, từ đó điều hòa quá trình chuyển hóa cholesterol trong máu. Nhờ vậy, chúng không chỉ giúp giảm cân mà còn giúp giảm nồng độ LDL và tăng HDL.
Hỗ trợ điều trị viêm đại tràng
Những người thường xuyên đau bụng, khó chịu do viêm đại tràng mãn tính cũng có thể sử dụng nước từ lá vối, bởi chúng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và kháng viêm từ tinh dầu. Ngoài ra, nước lá vối còn có công dụng kích thích dạ dày tiết nhiều dịch tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra ‘‘thuận lợi’’ hơn, đồng thời ngăn tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
Giúp giải khát
Nước của lá vối được các chuyên ra chỉ ra là có chứa nhiều dưỡng chất và vitamin giúp giải độc, thanh lọc cơ thể, điều tiết độc tố ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả. Chính vì vậy, nước lá vối được coi là thức uống giải khát, ngừa mất nước hiệu quả vào những ngày hè oi bức.
Hỗ trợ điều trị gout
Nguyên nhân dẫn đến bệnh gout là do chế độ ăn uống nhiều chất béo, ngọt gây ứ đọng axit uric. Ngoài ra, hệ thống tiêu hóa và thận bài tiết, đào thải không tốt khiến cho uric ứ đọng ở các khớp gây nên tình trạng sưng và đau khớp.
Để hỗ trợ điều trị bệnh gout, người dân hoàn toàn có thể sử dụng lá vối. Theo đó, lá vối được coi là vị cứu tinh với những bệnh nhân mắc bệnh gout nhờ công dụng tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là thức ăn có nhiều dầu mỡ, giúp giảm béo, lợi tiểu và tiêu độc.
Trị bệnh ngoài da
Các chất kháng viêm, kháng khuẩn cao có trong lá vối có tác dụng điều trị các bệnh ngoài da như mụn nhọt, chốc lở, ngứa ngáy hiệu quả. Cách thức thực hiện rất đơn giản. Người dùng giã lá vối tươi đắp lên vết thương để hỗ trợ tình trạng bệnh thuyên giảm. Chưa hết, bạn còn có thể nấu lá vối tươi rồi lấy nước gội đầu để chữa chốc lở da đầu.
Những lưu ý khi sử dụng lá vối
- Sử dụng lá vối khô sẽ tốt hơn vì trong lá vối tươi thường chứa lượng chất kháng khuẩn nhiều hơn.
- Khi sử dụng, người dùng nên chia ra nhiều lần uống trong ngày, không nên uống nhiều nước vối một lúc.
- Không nên uống nước lá vối khi đang đói vì có thể khiến nhu động ruột hoạt động mạnh, gây mệt mỏi, chóng mặt.
- Người có thể trạng gầy yếu suy nhược, trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ mang thai không nên dùng lá vối.