Lời tòa soạn: Dù Covid-19 có ở giai đoạn nào đi chăng nữa thì Rửa tay và Đeo khẩu trang đúng cách (test cách đeo khẩu trang, rửa tay đúng tại đây) luôn là các biện pháp trọng yếu để phòng chống dịch trong cộng đồng.
Atul Gawande là bác sĩ ngoại khoa và là giáo sư y tế công tại Đại học Y Harvard. Năm 1992, khi chỉ mới 27 tuổi và còn là sinh viên ở trường Y, ông đã là chiến lược gia chính sách y tế cho Tổng thống Bill Clinton. Năm 2007, Atul Gawande xuất bản cuốn sách mang tên ‘Better’ (Tốt hơn) chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức trong thực hành y khoa của ông với những trải nghiệm thực tế cho đến giờ vẫn hết sức thiết thực với thực trạng y tế thế giới.
Một trong những kiến thức đó là "Rửa tay, rửa tay và rửa tay".
Trong bối cảnh mùa dịch Covid-19 vẫn đang lan rộng ra nhiều nước và có những diễn tiến chưa thể lường hết, xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc loạt bài viết về "Rửa tay" dưới đây do Trần Đặng Minh Trí và Hà Xuân Nam biên dịch từ một chương trong cuốn sách đó của ông.
Bài 1: 'Nếu không rửa tay, bác sĩ sẽ là bạo chúa của y học!'
TẦM QUAN TRỌNG CỦA RỬA TAY VỚI SỰ THÀNH BẠI CỦA Y TẾ
Trong một thế giới ngày càng kết nối, tốc độ lan truyền của dịch bệnh cũng ngày càng tăng. Khi virus SARS (Severe acute respiratory syndrome, Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) mới xuất hiện tại Trung Quốc năm 2003, nó chỉ mất vài tuần để lây nhiễm gần 10.000 người ở hơn 24 nước (với tỉ lệ tử vong 10%). Con đường lây nhiễm chủ yếu của SARS là những bàn tay của người làm y tế. Việc gì sẽ xảy ra nếu (chính xác hơn là "khi mà") một dịch bệnh nguy hiểm hơn nữa xuất hiện-cúm gia cầm, hay một loại vi khuẩn có độc tính cao? "Đó sẽ là một thảm hoạ," cô Yokoe nói.
Bác sĩ Actual Awander viết như vậy trong cuốn Better, xuất bản cách đây 12 năm.
Những lo âu của cô Yokoe dường như ứng nghiệm khi trong mùa dịch Covid-19 vào năm 2020 này, khuyến cáo hàng đầu của Tổ chức y tế thế giới vẫn là rửa tay, rửa tay và rửa tay.
Dường như cách duy nhất để đối phó với những cơn sóng thần nhiễm trùng trong BV này là tất cả mọi nhân viên y tế (NVYT) phải trở thành ‘fan cuồng’ của việc vệ sinh tay.
Việc rửa tay nghe tưởng dễ nhưng không dễ tí nào.
Bác sĩ khám 1 tiếng mất 20 phút rửa tay
Không có phần da nào của con người không có vi khuẩn. Lượng vi khuẩn trung bình trên bàn tay người là từ 5.000 đến 5.000.000 đơn vị trên mỗi cm2 (xem hình đĩa thí nghiệm cấy vi khuẩn từ bàn tay).
Vùng tóc, nách và bẹn còn có nhiều vi khuẩn hơn nữa. Trên bàn tay, những nếp gấp da là nơi ẩn náu của 10%-20% tổng lượng vi khuẩn, khiến việc loại bỏ càng khó khăn hơn ngay cả khi được chà rửa cẩn thận. Nơi khó khăn nhất là dưới móng tay. Vì vậy tổ chức Kiểm soát dịch bệnh của Mỹ yêu cầu NVYT cắt móng tay ngắn hơn 6 mm và không đeo móng tay giả.
Xà phòng thông thường có khả năng diệt khuẩn thấp. Chất xà phòng giúp loại bỏ bụi bẩn và dầu mỡ, nhưng rửa tay bằng xà phòng trong 15 giây chỉ giảm được lượng vi khuẩn khoảng 10 lần. Ngay từ thế kỷ 19, BS Semmelweis đã biết rằng xà phòng không hiệu quả cho nên yêu cầu NVYT dùng dung dịch chlorine để rửa tay.
Các loại xà phòng kháng khuẩn ngày nay có chứa hoá chất như chlorhexidine, giúp huỷ hoại màng tế bào và các protein của vi khuẩn.
Nhưng ngay cả khi dùng loại xà phòng phù hợp thì việc rửa tay vẫn đòi hỏi một qui trình nghiêm ngặt.
Đầu tiên, bạn phải tháo đồng hồ, nhẫn và những trang sức khác (vì chúng là nơi trú ẩn rất tốt cho vi khuẩn). Sau đó, làm ướt tay với nước ấm, rồi xoa xà phòng vào tất cả các bề mặt của tay (bao gồm 1/3 của cẳng tay) trong vòng 15 đến 30 giây (tuỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất xà phòng). Tráng lại tay bằng nước trong vòng 30 giây. Lau khô tay hoàn toàn bằng khăn lau dùng một lần (disposable). Cuối cùng, dùng khăn lau để tắt vòi nước. Qui trình này phải được lặp lại sau mỗi tương tác với bệnh nhân.
5 thời điểm cần rửa tay theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
Hãy tưởng tượng trong một ca làm việc buổi sáng, một bác sĩ ngoại khoa như tôi phải thăm bệnh 20 bệnh nhân mỗi giờ. Các điều dưỡng trong khoa Hồi sức tích cực (ICU) cũng tương tác với lượng bệnh nhân tương đương. Cho dù bạn rất thành thục trong việc rửa tay và chỉ mất 1 phút cho mỗi lần rửa thì trong mỗi tiếng làm việc bạn mất 1/3 thời gian (20 phút) cho việc rửa tay. Chưa kể việc rửa tay thường xuyên như vậy làm da bị dị ứng dẫn đến viêm da và rồi số lượng vi khuẩn trên tay còn tăng cao hơn nữa. Chẳng trách sao nhân viên y tế không rửa tay thường xuyên hàng ngày như yêu cầu của những người làm kiểm soát nhiễm khuẩn.
Tuy thế, cô Yokoe ở phòng Kiểm soát nhiễm khuẩn của BV của tôi phải mất hơn một năm để thuyết phục nhân viên y tế chấp nhận sử dụng dung dịch gel 60% cồn. Có rất nhiều phản đối.
Đầu tiên, nhân viên y tế lo lắng rằng dung dịch chứa cồn sẽ tạo ra không khí độc hại trong BV (sự thực là không có). Sau đó, họ lo dung dịch này sẽ gây dị ứng da (bất chấp bằng chứng thử nghiệm khoa học). Cho nên một dung dịch mới có thêm chiết xuất nha dam (aloe) để làm dịu da được thử nghiệm. Nhưng có một vài nhân viên y tế than phiền về mùi nha đam. Thế là nha đam lại bị bỏ ra.
Tiếp theo, các điều dưỡng bắt đầu từ chối dùng dung dịch gel vì có lời đồn là nó dẫn đến vô sinh. Lời đồn này chỉ lắng xuống khi khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn cung cấp bằng chứng khoa học rằng chất dung dịch gel không có hấp thu đáng kể qua da tay, và các chuyên gia ở khoa sản của BV lên tiếng ủng hộ việc sử dụng dung dịch gel.
Chuyên đề: Chuyên Gia Nói về Covid-19, độc quyền và tin cậy chỉ có trên mạng xã hội Lotus.vn , giúp bạn có kiến thức chuẩn mực, thái độ bình tĩnh để phòng chống dịch Covid-19.
Tải apps Lotus để có lá chắn vững chắc, mạnh mẽ chống lại Covid-19, bấm vào đây.
Sau hơn một năm, dung dịch gel mới bắt đầu được dùng rộng rãi ở BV của tôi. Tỉ lệ tuân thủ vệ sinh tay tăng lên đáng kể-từ 40% lên 70%. Thế nhưng… rất đáng lo ngại, tỉ lệ nhiễm trùng trong BV không giảm một tí nào!
Đó là vì tuy tỉ lệ tuân thủ vệ sinh tay đã tăng tới 70%, nhưng tỷ lệ này vẫn không đủ tốt. Chỉ 30% thời gian nhân viên y tế không vệ sinh tay là quá nhiều cơ hội cho vi khuẩn phát tán. Và bằng chứng là tỉ lệ nhiễm trùng vi khuẩn Staphylococcus và Enterococcus kháng thuốc tiếp tục tăng cao trong BV của tôi.
Và thế là phòng Kiểm soát nhiễm khuẩn phải trở thành các cảnh sát bất đắc dĩ.
Các 'cảnh sát' bất đắc dĩ
Cô Yokoe thu thập số liệu mỗi ngày về nhiễm trùng BV. Khi tôi nói chuyện với cô ấy, trong số 700 bệnh nhân nằm viện ngày hôm đó có 63 người bị nhiễm trùng MRSA (methicillin-resistant Staphylococcus aureus, Tụ cầu khuẩn vàng kháng Methicillin) và 23 người nhiễm VRE (vancomycin-resistant Enterococcus, Khuẩn cầu ruột kháng vancomycin). Đáng buồn thay, đây là những con số nhiễm trùng cơ hội quá quen thuộc với các BV ở Mỹ.
Việc lây nhiễm "vi khuẩn siêu kháng thuốc" (superresistant bacteria) đã trở thành chuyện hằng ngày ở mỗi BV khắp thế giới. Dịch bệnh VRE đầu tiên chỉ xuất hiện năm 1988 tại một khoa chạy thận của nước Anh. Nhưng đến năm 1990, nó đã "xuất ngoại" và trong 1.000 bệnh nhân hồi sức tích cực ở Mỹ thì có 4 người bị nhiễm (tỉ lệ 0,4%). Bảy năm sau (1997) con số này tăng hơn 50 chục lần, lên đến 23%.
Trong một thế giới ngày càng kết nối, tốc độ lan truyền của dịch bệnh cũng ngày càng tăng. Khi virus SARS (Severe acute respiratory syndrome, Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) mới xuất hiện tại Trung Quốc năm 2003, nó chỉ mất vài tuần để lây nhiễm gần 10.000 người ở hơn 24 nước (với tỉ lệ tử vong 10%). Con đường lây nhiễm chủ yếu của SARS là bàn tay của những người trong ngành y tế.
Việc gì sẽ xảy ra nếu (chính xác hơn là, khi mà) một dịch bệnh nguy hiểm hơn nữa xuất hiện-cúm gia cầm, hay một loại vi khuẩn có độc tính cao? "Đó sẽ là một thảm hoạ," cô Yokoe nói.
Dường như cách duy nhất để đối phó với những cơn sóng thần nhiễm trùng trong BV này là tất cả mọi nhân viên y tế phải trở thành ‘fan cuồng’ của việc vệ sinh tay như BS Semmelweis.
Để đối phó với thách thức này, hai cô Yokoe, Mario và các đồng nghiệp tại khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn bắt đầu đi kiểm tra vệ sinh tay đột xuất các khoa trong BV.
Ở khoa ngoại chăm sóc đặc biệt (surgical ICU) họ chỉ cho tôi cách họ làm việc. Họ vào khoa mà không báo trước, đi thẳng vào phòng bệnh nhân, kiểm tra xem có vết đổ nào dưới sàn nhà chưa được lau, toilet chưa được vệ sinh, vòi nước khoá không chặt, bình bơm gel cồn hết dung dịch, hộp chứa kim tiêm rác đầy ứ, hoặc tủ chứa không có đủ găng tay và áo choàng vô trùng. Họ kiểm tra xem các điều dưỡng có đeo găng tay khi thay băng vết thương cho bệnh nhân hay thay dây truyền dẫn cát-te (catheter) hay không, vì đây là ‘cổng vào’ của các bệnh nhiễm trùng.
Và đương nhiên, họ liên tục theo dõi xem mọi người có vệ sinh tay sau mỗi tương tác với bệnh nhân hay không.
Trong quá trình giám sát và kiểm tra này, hai cô sẵn sàng "truy" mọi người trong khoa về các quy định kiểm soát nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, học từ thất bại của bác sĩ Semmelweis nóng tính, họ cố gắng tiếp cận mọi nhân viên y tế một cách nhẹ nhàng. ("Anh/chị quên dùng gel à?" là câu hỏi họ thường dùng.)
Nhân viên y tế trong BV dần dần trở nên rất cảnh giác với các chuyến thăm đột xuất của hai cô chuyên gia Kiểm soát nhiễm khuẩn này.
Có lần tôi thấy một cô điều dưỡng đeo găng và mặc áo choàng đi ra từ phòng bệnh nhân và cầm hồ sơ bệnh án lên (trái với qui định vì tay bẩn thì không được đụng vào hồ sơ giấy tờ). Khi thấy cô Marino, cô điều dưỡng giật bắn mình và la lên "Tôi thề! Tôi không có đụng vào thứ gì trong phòng cả. Tay tôi sạch mà!"
Hai cô Yokoe và Marino rất ghét phần này trong công việc của mình. Hai cô không muốn trở thành ‘Cảnh sát kiểm soát nhiễm khuẩn’. Làm việc đó chẳng có vui vẻ gì, mà lại chẳng hiệu quả là mấy. Với 12 tầng trong BV và 4 nhóm phòng bệnh nhân mỗi tầng, hai cô không thể làm như bác sĩ Semmelweis thời thế kỷ 19-đứng canh chừng mọi người cạnh vòi rửa tay duy nhất trong BV và cuối cùng là bị mọi nhân viên trong BV phản đối.
Nhưng không làm như vậy thì…
Phần lớn sự thành công của ngành y tế tuỳ thuộc vào những thứ tưởng chừng đơn giản như làm sao để rửa tay đều đặn.
Chúng ta thường bị quyến rũ bởi sự hứa hẹn của một lời giải đơn giản, một thay đổi dễ dàng để ‘hô biến" vấn đề mà chúng ta đang gặp phải. Nhưng hiếm có thứ gì trên đời chiều lòng người như vậy.
Thay vào đó, thành công (đặc biệt là trong ngành y tế) đòi hỏi chúng ta phải làm đúng cả trăm thứ-hoàn hảo trong từng bước một, không được sai sót, không được ‘ăn may’, ngày qua ngày, mọi người cùng tham gia đóng góp. Một sai biến nhỏ có thể khiến bao nhiêu công sức ‘đổ sông đổ biển’. Sau ca giải phẫu thành công, chỉ một lần nhân viên y tế quên rửa tay có thể dẫn đến bệnh nhân tử vong do nhiễm trùng khi hồi sức.
Xã hội thường nghĩ về nghề y như một công việc cô độc và trí tuệ - một chuyên gia, dùng kiến thức và kinh nghiệm của mình để xử lý những căn bệnh hóc búa. Nhưng trong thực tế, bác sĩ ít khi gặp phải các ca chẩn đoán bệnh khó mà đa phần sự thành công của ngành y tế tuỳ thuộc vào những thứ tưởng chừng đơn giản, như là: làm sao để TẤT CẢ MỌI NGƯỜI rửa tay đều đặn.
Cồn 70% và 100% khác nhau điểm nào?
Dung dịch gel cồn ít gây dị ứng hơn xà phòng và đã được dùng ở châu Âu trong 20 năm qua, tuy nhiên chỉ mới gần đây mới bắt đầu lan rộng ở Mỹ. Vệ sinh tay bằng dung dịch gel ít mất thời gian hơn-chỉ khoảng 15 giây để xoa vào bàn tay, các ngón tay và tự khô trong không khí. Các bình bơm gel có thể dễ dàng đặt cạnh giường bệnh nhân hơn bồn rửa. Và với nồng độ cồn từ 50%-90%, dung dịch gel tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả hơn xà phòng. (Lạ rằng 100% cồn thì lại không hiệu quả – bởi vì việc tiêu huỷ protein của vi khuẩn cần có một chút nước).
(Bác sĩ Atul Awander đã viết cuốn sách này cách đây 12 năm. Các nghiên cứu mới nhất cho thấy rửa tay bằng xà phòng và nước là cách tốt nhất để giảm số lượng vi khuẩn trên tay trong hầu hết các trường hợp. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn có chứa ít nhất 60% cồn. Chất khử trùng tay chứa cồn có thể nhanh chóng làm giảm số lượng vi khuẩn trên tay trong một số trường hợp, nhưng nó không loại bỏ tất cả các loại vi trùng và có thể không hiệu quả khi tay bị bẩn hoặc dính dầu mỡ).
Làm sao để khiến nhân viên y tế chăm rửa tay?
Tôi nghiên cứu hai tạp chí chuyên ngành KNSK (Journal of Hospital Infection và Infection Control and Hospital Epidemiology) và thấy trải dài qua nhiều năm là những câu chuyện đáng buồn và thử nghiệm thất bại trong việc thay đổi thói quen của nhân viên y tế. Giải pháp có nhiều hi vọng nhất là một loại xà phòng hay dung dịch rửa tay có tác dụng giữ cho tay vô trùng trong hàng tiếng đồng hồ sau khi dùng, để chúng tôi dễ vệ sinh tay hơn. Tuy nhiên, chưa ai tìm ra được hoá chất đó.
Tình hình lây nhiễm trong BV dường như vô vọng đến mức một chuyên gia Kiểm soát nhiễm khuẩn đề nghị nửa đùa nửa thật rằng giải pháp tốt nhất là cấm nhân viên y tế chạm vào người bệnh nhân và vì vậy cũng không cần vệ sinh tay (!)