Xe tăng Armata, tên lửa Yars và tiêm kích Su-57 đã mắc kẹt trong nhà máy: TT Putin ra tay

Bảo Lam |

Cam kết cung cấp cho các lực lượng vũ trang Nga xe tăng Armata, tên lửa Yars và tiêm kích Su-57 đã mắc kẹt tại các nhà máy công nghiệp quốc phòng khiến TT Putin phải ra tay.

Phát biểu tại cuộc họp về vấn đề quân sự với lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nga và các đại diện lĩnh vực công nghiệp quốc phòng mà ông Putin điều hành trong vai trò Tổng tư lệnh tối cao, tổng thống Nga dùng những từ ngữ chính xác để nói về công tác tái trang bị vũ khí quy mô cho các lực lượng vũ trang của mình.

Về sự cân bằng mang tính chiến lược, về công tác bảo vệ trước những mối đe dọa từ bên ngoài, về an ninh khu vực biên giới của Nga, về 1500 tỷ rúp bỏ ra riêng trong năm 2018 để nghiên cứu chế tạo và sản xuất hàng loạt vũ khí hiện đại và khí tài quân sự nhằm nâng tỷ lệ này trong quân đội Nga lên 70% đến năm 2021.

Tuy nhiên, ông đã phát biểu với sự tiếc nuối rằng tại một loạt các doanh nghiệp những nhiệm vụ cung ứng các đơn đặt hàng quốc phòng không được thực hiện đúng thời hạn và ông yêu cầu phân tích những lý do dẫn tới sự chậm trễ này.

Cùng quay trở lại quá khứ. Ở đâu đó người ta đã nghe thấy điều này, đúng ra chương trình tái trang bị vũ khí đáng lẽ phải hoàn thành vào năm 2020. Bên cạnh đó đến năm 2019 phần lớn các khí tài nâng cấp phải được đưa vào khai thác,…? Thế rồi sao? Bản nhạc cũ rích lại vang lên, hãy bắt đầu lại từ đầu?

Xe tăng Armata, tên lửa Yars và tiêm kích Su-57 đã mắc kẹt trong nhà máy: TT Putin ra tay - Ảnh 1.

Tên lửa phòng không S-400 Nga sẵn sàng chiến đấu.

Có điều gì đó không thống nhất trong các con số?

Từ năm 2008 chương trình tái trang bị vũ trang và cơ cấu lại quân đội đã được thông qua. Dự kiến nó sẽ được tiến hành trong 3 giai đoạn, tái trang bị vũ trang cho quân đội không thể thực hiện ngay lập tức.

Bước thứ nhất – thay đổi nhân sự. Chủ yếu các sĩ quan được cho nghỉ hưu. Giai đoạn thứ hai – cải thiện công tác an sinh xã hội cho các quân nhân. Giai đoạn thứ nhất và thứ hai đã triển khai thành công.

Tuy nhiên giai đoạn thứ ba, tái trang bị vũ trang trực tiếp, lại trở nên phức tạp nhất và tốn kém tiền của nhất, bởi vì kế hoạch ban đầu hoàn thành 75% công việc đến năm 2015 đã bị thay đổi. Sau này nó được lùi lại tới năm 2020, từ giờ đến tận năm 2027. Cách 2030 không còn xa.

Xe tăng Armata, tên lửa Yars và tiêm kích Su-57 đã mắc kẹt trong nhà máy: TT Putin ra tay - Ảnh 2.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (ở giữa) tại cuộc họp về các vấn đề côuốc phòng. Ảnh: Mikhail Metzel/TASS)

Tại sao vậy?

Hành động phá hoại một cách công khai hay thiếu công suất? Stalin có lẽ đã xử nghiêm những quan chức, lãnh đạo các doanh nghiệp,… không hoàn thành nhiệm vụ.

TT Putin, người đã quyết định bỏ ra số tiền không tưởng vào thời điểm hiện nay, 20 nghìn tỷ rúp để phát triển quân đội, phải một lần nữa "bàn bạc" về công tác triển khai các đơn đặt hàng quốc phòng.

Tại Điện Kremlin mới đây tuyên bố rằng vấn đề này liên quan tới "chương trình tái trang bị vũ khí hoàn toàn chưa có tiền lệ". Vậy người ta đã làm gì trong suốt 10 năm vừa qua để rồi đến bây giờ mới quyết định thực hiện "bước đột phá" này?

Và đâu rồi các máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 Su-57 trong những trung đoàn không quân khi hiện giờ tổng cộng chỉ có 4 chiếc? Đâu rồi các xe tăng T-14 Armata và xe chiến đấu bộ binh BMP trên khung sườn T-15?

Cả hai loại xe này chỉ có 12 chiếc – chỉ đủ cho các lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ. Các tổ hợp tên lửa Yras cũng chưa hoàn toàn thay thế tên lửa thế hệ trước "Voevoda".

Xe tăng Armata, tên lửa Yars và tiêm kích Su-57 đã mắc kẹt trong nhà máy: TT Putin ra tay - Ảnh 3.

Xe tăng T-14 Armata.

Tiền đâu rồi?

Nói vậy thôi, nhưng trên thực tế mọi thứ liên quan tới chương trình tái trang bị vũ khí cho quân đội Nga không tồi tệ đến như vậy, chỉ mỗi tội "chây ì" theo truyền thống.

Cũng chính ông Putin tại phiên họp lần trước đã chia sẻ rằng tính đến giữa tháng 11, trong khuôn khổ chương trình đặt hàng quốc phòng đã có gần 2 nghìn mẫu vũ khí và khí tài quân sự được bàn giao cho các đơn vị.

Trong đó có 74 máy bay và trực thăng, 80 UAV, 4 tổ hợp S-400, 5 tàu chiến mặt nước, 250 xe tăng và thiết giáp.

"Đặc biệt nhấn mạnh rằng phần lớn các tính năng kỹ-tác chiến của vũ khí Nga thế hệ mới nhất vượt trội các phiên bản nước ngoài, còn vũ khí siêu thanh, các phương tiện phòng không, chiến tranh điện tử, hàng loạt các tổ hợp vũ khí của Lục quân, những hệ thống khác không có phiên bản tương tự trên thế giới", ông Putin trấn an các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng.

Người ta cho rằng điểm khởi đầu để phát triển quân đội Nga đương đại là năm 2008 sau cái gọi là "cuộc chiến tranh kéo dài 5 ngày" ở Nam Osetia với Gruzia.

Bất chấp quân đội Gruzia được các sĩ quan Mỹ huấn luyện nhiều năm và khí tài chiến đấu theo tiêu chuẩn NATO, nhưng Nga vẫn giành thắng lợi. Nhưng không ai cảm thấy hãnh diện với chiến thắng đó, còn những kẻ "độc mồm" còn nói rằng "cỗ máy quân sự cổ lỗ sĩ và hoen gỉ" dùng số đông để đè bẹp đối phương.

Điều gì đã diễn ra trong 10 năm qua, điều gì đã giúp cho quân đội Nga có được sức mạnh tiềm tàng đến năm 2018 này? Có thể nói rằng quân đội Nga đã chú trọng thực hiện các nhiệm vụ của chính mình, có nghĩa là học cách chiến đấu và chiến thắng.

Trong những năm qua, không chỉ quân đội đã thay đổi, mà cả việc cung ứng cho nó cũng vậy. Và điều cũng không kém phần quan trọng đó là cách cư xử của xã hội đối với những người đeo quân hàm cũng thay đổi. Hình ảnh của các quân nhân Nga hiện nay đang được nâng cao hơn bao giờ hết.

Tình hình liên quan tới vũ khí và khí tài quân sự cũng thay đổi đáng kể. Nếu như vào thời điểm Chương trình vũ khí quốc gia được thông qua vào năm 2011, chỉ khoảng 30% khí tài tăng thiết giáp, 50% khí tài không quân trong tình trạng tốt, thì hiện nay chỉ số này đã lên tới 90%. Và chỉ số này tiếp tục tăng nhanh.

Hiện giờ Tổng thống Nga Putin đã yêu cầu đến hết năm 2020 Các lực lượng vũ trang phải được trang bị không dưới 70% hiện đại. Điều này có nghĩa rằng trong Các lực lượng hạt nhân chiến lược, Không quân vũ trụ và Hải quân chỉ số này phải đạt tới 100%.

Đối với các đơn vị lục quân và lính dù thì yêu cầu có thể thấp hơn, những chỉ số đạt được cũng phải rất cao.

Bộ Quốc phòng đã bàn giao cho Các đơn vị tên lửa chiến lược 5 đơn vị tên lửa trang bị các tổ hợp Yars hiện đại phục vụ tuần tra chiến đấu. Vài chục máy bay mang tên lửa chiến lược Tu-160 và Tu-95MS mới nâng cấp đã được đưa vào tuần tra chiến đấu.

Xe tăng Armata, tên lửa Yars và tiêm kích Su-57 đã mắc kẹt trong nhà máy: TT Putin ra tay - Ảnh 4.

Máy bay mang tên lửa chiến lược Tu-160.

Xuất hiện những tổ hợp tên lửa "Iskander-M" và pháo phản lực bắn loạt "Tornado-S" cùng "Buk-M3" trong Các đơn vị Lục quân. 6 tiểu đoàn được tái trang bị các xe tăng và xe chiến đấu bộ binh mới.

Không quân vũ trụ và Không quân Hải quân đã tiếp nhận hơn 200 mẫu khí tài không quân mới và phiên bản nâng cấp. 5 đơn vị tên lửa phòng không được tái trang bị các tên lửa S-400 Triumf.

Đó là phần nổi, còn phần chìm là hàng trăm những nghiên cứu chế tạo mới nhất và các dự án đang được triển khai mà cũng góp phần tạo nên sức mạnh tấn công của quân đội Nga. Lấy ví dụ như một loạt những tổ hợp robot kỹ thuật-quân sự tiềm năng mà sẽ được bàn giao cho các lực lượng vũ trang Nga.

Bên cạnh 5 nhiệm vụ đặt ra cho các lực lượng vũ trang và lĩnh vực công nghiệp quốc phòng Nga để tăng cường an ninh quân sự và khả năng phòng vệ của đất nước, ông Putin yêu cầu phân tích kỹ những vấn đề liên quan tới việc triển khai các nhiệm vụ đặt hàng quốc phòng.

Trước tiên ông Putin yêu cầu làm rõ những nguyên nhân mang tính hệ thống và trách nhiệm của những doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng cụ thể khiến việc thực hiện không đúng thời hạn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại