Đàn Xã Tắc là một điểm của cả một vùng
GS sử học Lê Văn Lan chính là người gợi ý đặt tảng đá đánh dấu đàn Xã Tắc vào năm 2007. Theo GS, nơi đặt tảng đá là đánh dấu trên một bộ phận rất nhỏ của một chỗ được coi là đàn Xã Tắc.
Tuy nhiên, khi đào lên thì ở ngay phía dưới tảng đá đó lại không chứng minh được đây là đàn Xã Tắc. Như vậy, tảng đá chỉ là đánh dấu cho cả một vùng di tích.
Tảng đá lưu dấu đàn Xã Tắc
Nếu cứ tập trung bàn về việc xây cầu vượt tại đây thì đều là bàn bạc ở trên một điểm của
Khu di tích khảo cổ học đàn tế Xã Tắc lưu giữ dấu tích về đàn Xã Tắc Thăng Long với rất nhiều di tích, di vật quý hiếm của lịch sử. Đây còn là nơi phát hiện tầng văn hóa Phùng Nguyên, di chỉ thời đại đồ đồng đầu tiên được phát hiện trong nội thành Hà Nội. Tháng 12 năm 2007, Bộ VHTTDL đã xếp hạng khu di tích khảo cổ học đàn tế Xã Tắc là di tích lịch sử quốc gia.
Di tích đàn Xã Tắc hiện chưa xác định được phạm vi, nhưng qua thông sử thì có thể khoanh vùng tương đối rộng. Về phía Tây, diện tích đàn Xã Tắc còn kéo dài qua cả đường Nguyễn Lương Bằng, phía Bắc sát với Đê La Thành.
Theo phong thủy, một cái đàn bắt buộc phải có một cái hồ, nghĩa là cả hồ Xã Đàn, khu vực giáp Trung Tự cũng thuộc khuôn viên của đàn Xã Tắc.
cả một vùng. “Khi đã quy hoạch cả một vùng, thì việc tập trung vào một điểm sẽ chẳng có tác dụng gì nữa” – GS khẳng định.
Cũng theo GS, việc xây cầu sắt “chắc chắn là xâm hại” đến di tích. Tuy nhiên, việc phải bàn bây giờ là “Nếu để bảo tồn và phát triển, thì phải bàn bạc xem cái nào phải nhường cái nào, ở những chỗ cụ thể nào?”.
Do vậy, trước khi thi công, các đơn vị chức năng cần tập trung dư luận lại, lấy ý kiến của đông đảo mọi người: dân địa phương, nhà khoa học, nhà quản lý để tìm ra được tiếng nói thống nhất chứ không phải “Cứ nói suông, mỗi người sờ một cái chân, một cái cột rồi nhao nhao lên nói, như vậy sẽ chẳng có giá trị tổng thể gì”.
Đồng ý với nhà sử học Lê Văn Lan, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Thị Minh Thái cũng cho rằng, các đơn vị chức năng phải tính toán, phải mời các nhà khoa học, các nhà khảo cổ học đến để xác định “thế nào là xâm hại di tích, thế nào là không xâm hại, chứ không phải cứ làm mà không tính toán đến những cái nó va chạm”.
Theo Tiến sĩ Minh Thái thì việc xây cầu vượt cần “phải hài hòa trong cảnh quan về văn hóa và nhân văn” – nghĩa là dù đó là việc giải quyết vấn đề giao thông của thành phố, thì nó cũng cần phải đặt trong tương quan với các di tích lịch sử văn hóa, trong bối cảnh của một thành phố phát triển.
Dưới góc độ văn hóa, tiến sĩ cho rằng đàn Xã Tắc là để thờ trời đất tổ tiên, nếu xây cầu vượt lên trên đàn tế, có thể hiểu là khi những người trần mắt thịt đi lên cầu tức là đi lên đầu tổ tiên, như thế rất “chướng”.
Dưới một góc nhìn khác thì Hà Nội cũng là một đô thị đang phát triển, song song với đó, Hà Nội là nơi mật độ đền thờ, đình chùa miếu mạo và các di tích khá dày đặc. Vì thế Tiến sĩ đánh giá đây là vấn đề rất phức tạp, cần đưa ra bàn thảo và tính toán giữa tất cả các bên để giải quyết được nhiều phương diện: Vừa gìn giữ được một di tích có một không hai của thủ đô, không vi phạm cảnh quan văn hóa chung lại giải quyết được vấn đề giao thông của thành phố. “Tôi tin rằng khi đưa ra bàn thảo và tính toán giữa tất cả các bên thì sẽ tìm được sự đồng thuận.” – Tiến sĩ lạc quan chia sẻ.
Đàn Xã Tắc là một loại đàn tế cổ. Đây là nơi mà hằng năm vua đến hành lễ, tế thần đất và thần ngũ cốc. Tắc là tên gọi một loại nông sản lương thực (có sách gọi là cốc tử: túc - thóc) đứng đầu trong hàng trăm loại lương thực, phải lập tắc để tế lễ. Thời xưa người ta coi thần đất và những nơi tế lễ thần là xã. Xã tắc còn được dùng để gọi thay cho quốc gia.
Việt Nam có 3 đàn Xã Tắc: Đàn Xã Tắc nhà Đinh tại Hoa Lư, đàn Xã Tắc nhà Lý tại Hà Nội và đàn Xã Tắc nhà Nguyễn tại Huế.
Đàn Xã Tắc nhà Lý tại Hà Nội được coi là một trong những di tích quan trọng bậc nhất của Thăng Long xưa, được lập vào thời vua Lý Thái Tông năm Mậu Tý 1048.
Đàn Xã tắc nằm trong tổng thể Hoàng thành Thăng Long xưa, di tích Hoàng Thành đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, theo Luật Di sản cần được bảo vệ đặc biệt.