Vừa trục xuất hàng loạt nhà ngoại giao Nga, Mỹ-NATO lại sợ trở tay không kịp nếu xung đột

QS |

Các nhà hoạch định quân sự tại châu Âu đang lo ngại rằng, chỉ khoảng một vài nghìn trong tổng số hơn 1 triệu binh sĩ của họ sẵn sàng triển khai tức thì nếu xảy ra xung đột với Nga.

Nhiều quan chức đã về hưu và đương nhiệm đều cho biết, Mỹ muốn tăng mức độ sẵn sàng chiến đấu trong quân đội, để đảm bảo rằng ít nhất 30.000 binh sĩ, cũng như máy bay và tàu chiến có thể đến được nơi xảy ra chiến sự trong vòng 30 ngày kể từ khi huy động.

Theo các quan chức NATO, nhìn chung quan điểm của Mỹ về việc tăng cường mức độ sẵn sàng chiến đấu đã được các nước trong khối NATO đồng thuận. Dự kiến, liên minh này sẽ đi đến một thỏa thuận chung trước khi Hội nghị các nhà lãnh đạo NATO diễn ra vào tháng Bảy tới.

Theo đề xuất từ phía Mỹ, các nước thành viên trong khối NATO sẽ cam kết chuẩn bị và sẵn sàng triển khai 30 tiểu đoàn binh lính, 30 phi đoàn máy bay chiến đấu và 30 tàu hải quân.

"Ý tưởng ở đây là chuẩn bị tư tưởng sẵn sàng, xác định các lực lượng cần phải tăng cường mức độ sẵn sàng, nhưng trải rộng quy mô áp dụng với nhiều quốc gia thành viên" - Hans Binnendijk, đồng tác giả bản báo cáo về mức độ phản ứng nhanh của NATO, nói với tờ Wall Street Journal (WSJ)

"Rõ ràng, năng lực của NATO trong việc tăng cường (mức độ sẵn sàng) vẫn còn kém xa so với yêu cầu" – Ông Alexander Vershbow, nguyên phó Tổng Thư ký NATO nhận xét.

Vừa trục xuất hàng loạt nhà ngoại giao Nga, Mỹ-NATO lại sợ trở tay không kịp nếu xung đột - Ảnh 1.

Một cuộc tập trận của các binh lính NATO hồi tháng 3/2017 tại hạt Finnmark phía bắc Na Uy, cách biên giới Nga 160 km.

Theo nhiều quan chức về hưu và đương nhiệm trong liên minh NATO, phần lớn các nước thành viên châu Âu đều gặp phải vấn đề về mức độ sẵn sàng chiến đấu. Chẳng hạn, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ có quân đội lớn nhưng lại không được đào tạo, huấn luyện để triển khai tới các khu vực nằm ngoài địa bàn của họ.

Những nước có quân đội nhỏ hơn, như Bỉ và Romania, thì đã cắt giảm lực lượng lục quân.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã đặt ưu tiên tăng chi tiêu quân sự tại châu Âu. Theo WSJ, các quốc gia thành viên đang nỗ lực để tăng chi tiêu quân sự lên mức 2% GDP theo mục tiêu NATO đề ra.

Theo WSJ, căng thẳng giữa Nga với Mỹ và các quốc gia đồng minh của Washington đã gia tăng trong tuần qua, khi NATO cùng với Mỹ, Canada và nhiều nước châu Âu khác đồng loạt trục xuất các nhà ngoại giao Nga, với số lượng lớn nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh.

8.000 lính NATO rầm rập tập trận sát biên giới Nga hồi tháng 3/2017

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại