‘Vụ tắc đường’ đắt đỏ nhất lịch sử thế giới trên kênh đào Suez

Thanh Bình |

Tàu Ever Given chở container hàng hóa mắc cạn ở kênh đào Suez vào tối 23/3 khiến giao thông tắc nghẽn nghiêm trọng trên tuyến đường thủy quan trọng kết nối Địa Trung Hải và Hồng Hải.

Truyền thông địa phương cho biết, có ít nhất 30 tàu đã bị chặn ở phía bắc của tàu Ever Given và 3 tàu ở phía nam. Ngoài ra, vài chục tàu khác cũng có thể được nhìn thấy xung quanh các lối vào phía bắc và phía nam của kênh đào Suez.

Khởi hành từ cảng Cao Hùng trên đảo Đài Loan, tàu Ever Given ghé qua Thanh Đảo, Ninh Ba và Thượng Hải để nhận hàng hóa trước khi lên đường sang Rotterdam của Hà Lan.

Theo Thời báo Hoàn Cầu, phần lớn hàng hóa trên tàu là của chủ hàng Trung Quốc. Một người trong ngành đề nghị giấu tên cho biết giới chủ Trung Quốc như đang ngồi trên lửa vì lo lắng vụ việc sẽ tăng thêm chi phí vận chuyển và thiệt hại khác.

‘Vụ tắc đường’ đắt đỏ nhất lịch sử thế giới trên kênh đào Suez - Ảnh 1.

Theo Cơ quan quản lý kênh đào Suez (SCA), con tàu trên mang tên Ever Given, dài 400m, rộng 59m và có tổng trọng lượng 219.079 tấn.

‘Vụ tắc đường’ đắt đỏ nhất lịch sử thế giới trên kênh đào Suez - Ảnh 2.

Chủ tàu, công ty Nhật Bản Shoei Kisen KK, có khả năng sẽ phải đối mặt với yêu cầu bồi thường từ SCA vì mất doanh thu và các hãng tàu khác sau sự cố. Số tiền bồi thường có thể lên tới hàng triệu USD kể cả khi con tàu được giải cứu nhanh chóng.


‘Vụ tắc đường’ đắt đỏ nhất lịch sử thế giới trên kênh đào Suez - Ảnh 3.

Khoảng 30% container của thế giới đi qua kênh đào Suez mỗi ngày. Số liệu của SCA cho thấy năm 2020 có khoảng 19.000 lượt tàu đi qua kênh đào này, trung bình 51,5 tàu mỗi ngày.


‘Vụ tắc đường’ đắt đỏ nhất lịch sử thế giới trên kênh đào Suez - Ảnh 4.

Theo Bloomberg, thiệt hại hàng ngày từ việc đóng cửa kênh đào Suez lên tới khoảng 9,6 tỉ USD.


‘Vụ tắc đường’ đắt đỏ nhất lịch sử thế giới trên kênh đào Suez - Ảnh 5.

Công ty Nhật Bản Shoei Kisen KK, chủ tàu Ever Given mắc cạn mới đây đã lên tiếng xin lỗi về tình huống khi làm tắc nghẽn giao thông ở cả hai hướng trên kênh đào Suez.


‘Vụ tắc đường’ đắt đỏ nhất lịch sử thế giới trên kênh đào Suez - Ảnh 6.

Ngoài ra, Shoei Kisen KK khẳng định không có sự cố rò rỉ dầu, không có thuyền viên nào bị thương. “Mặc dù tình hình vô cùng khó khăn, công ty đang cố gắng làm mọi cách có thể để giải cứu con tàu mắc cạn”, thông cáo cho biết.


‘Vụ tắc đường’ đắt đỏ nhất lịch sử thế giới trên kênh đào Suez - Ảnh 7.

Theo các chuyên gia, việc đóng kênh kéo dài sẽ dẫn đến gián đoạn chuỗi thương mại, cũng như làm tăng giá dầu từ 10% trở lên. Chuyên gia thị trường dầu mỏ đến từ Kuwait Khujaj Bu Khudur lưu ý rằng đà tăng giá dầu có thể tiếp tục cho đến khi tình hình nguồn cung được cải thiện. Trong khi đó, chi phí vận chuyển và bản thân hàng hóa trên toàn thế giới có thể tăng.


‘Vụ tắc đường’ đắt đỏ nhất lịch sử thế giới trên kênh đào Suez - Ảnh 8.

Hôm 25/3, do kênh đào Suez bị phong tỏa, dầu thô Brent đã tăng giá 5,13% Do đó, chi phí của hợp đồng tương lai tháng 5 ở mức cao nhất vào thứ Tư (24/3) lên tới 63,91 USD, sau đó giá giảm xuống còn 63,38 USD.


‘Vụ tắc đường’ đắt đỏ nhất lịch sử thế giới trên kênh đào Suez - Ảnh 9.

Shoei Kisen KK, công ty Nhật Bản sở hữu tàu Ever Given, và các công ty bảo hiểm sẽ phải đối mặt với yêu cầu bồi thường doanh thu cho SCA lẫn cho các tàu khác đang bị gián đoạn hành trình bởi sự cố này.


‘Vụ tắc đường’ đắt đỏ nhất lịch sử thế giới trên kênh đào Suez - Ảnh 10.

Ngoài ra, chủ sở hữu hàng hóa trên tàu và trên các tàu khác bị mắc kẹt ở kênh đào Suez có thể sẽ yêu cầu công ty bảo hiểm có trách nhiệm đối với những tổn thất đối với hàng hóa dễ hỏng hoặc các hàng hóa bị trễ thời hạn giao hàng. (Ảnh: Reuter)


Dự án kênh đào Suez được triển khai từ năm 1859-1869 dưới sự chỉ huy của kỹ sư người Pháp Ferdinand de Lesseps, với sự tài trợ từ chính phủ Pháp và Ai Cập. Tuy nhiên, Ai Cập mất kiểm soát sau khi tình trạng nợ của chính phủ khiến nước này phải bán cổ phần trong công ty quản lý kênh cho Anh vào năm 1875.

Vào năm 1956, khi hợp đồng thuê 99 năm hết hạn, Tổng thống Ai Cập Gamel abd al-Nasser quốc hữu hoá kênh và ý định xây dựng một căn cứ quân sự ở dọc kênh. Hành động này của Ai Cập được hậu thuẫn bởi Liên Xô và đã gây lo ngại sâu sắc cho Mỹ, Anh, Pháp và Israel gây nên cuộc Khủng hoảng kênh đào Suez.

Ngày 29/10/1956, Israel tấn công bán đảo Sinai và dải Gaza để trả đũa. Năm 1957, Liên Hiệp Quốc cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới đây để bảo đảm tính trung lập của kênh. Kênh đào Suez bị đóng cửa một lần duy nhất từ 1967 tới 1975 trong cuộc Chiến tranh Ả Rập - Israel.


Đọc tin nhanh về quân sự tại Soha.
Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
ĐANG HOT
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại

Top