Việt Nam từng có vị Hoàng Hậu 3 lần được phong Hoa hậu, cuối đời ra đi tiếc nuối với 1 dấu hiệu "vặt vãnh"

Bảo Nam |

Trong lịch sử Việt Nam, có một vị Hoàng hậu sở hữu nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành, được đời sau nhắc mãi, đó là Nam Phương Hoàng hậu.

Bà là vợ vua Bảo Đại, đồng thời cũng là vị Hoàng hậu cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Nam Phương Hoàng hậu có xuất thân giàu có. Cũng vì là tiểu thư cành vàng lá ngọc, được sang Pháp học tập từ sớm nên nhan sắc của Nam Phương Hoàng hậu cũng kiêu sa, đài các hơn người. Bà cao 1m75, nước da trắng và có phong cách thời trang thanh lịch. Nam Phương Hoàng hậu từng 3 lần được phong danh hiệu Hoa hậu Đông Dương.

Việt Nam từng có vị Hoàng Hậu 3 lần được phong Hoa hậu, cuối đời ra đi tiếc nuối với 1 dấu hiệu
Việt Nam từng có vị Hoàng Hậu 3 lần được phong Hoa hậu, cuối đời ra đi tiếc nuối với 1 dấu hiệu

Nam Phương Hoàng hậu có xuất thân giàu có.

Thời điểm đó, Nam Phương Hoàng hậu gây ấn tượng với công chúng và giới truyền thông trong nước cũng như quốc tế về thời trang thanh lịch, quý phái, cũng như sự thông minh, sắc sảo của mình.

Việt Nam từng có vị Hoàng Hậu 3 lần được phong Hoa hậu, cuối đời ra đi tiếc nuối với 1 dấu hiệu
Việt Nam từng có vị Hoàng Hậu 3 lần được phong Hoa hậu, cuối đời ra đi tiếc nuối với 1 dấu hiệu
Việt Nam từng có vị Hoàng Hậu 3 lần được phong Hoa hậu, cuối đời ra đi tiếc nuối với 1 dấu hiệu

Nam Phương Hoàng hậu từng 3 lần được phong danh hiệu Hoa hậu Đông Dương.

Cuộc hôn nhân cùng vua Bảo Đại diễn ra trong 10 năm đầu khá tốt đẹp khi bà lần lượt sinh hạ cho chồng 5 người con. Năm 1947, Hoàng hậu Nam Phương đưa 5 người con sang Pháp. Cũng từ đây, bà bắt đầu sống những tháng ngày cô đơn, buồn tẻ vì xa chồng.

Những năm cuối đời, Hoàng hậu Nam Phương sống trong lâu đài Domain de la Perche ở vùng quê Chabrignac, cách Paris chừng 400 - 500km. Bà rất ít ra ngoài giao lưu, các hoàng tử, công chúa và thậm chí cả vua Bảo Đại cũng rất hiếm khi tới đây thăm bà.

Vào năm 1963, năm đó Hoàng hậu 49 tuổi, căn bệnh tim của bà ngày càng nặng. Trong ngày 14/9/1963, sau khi ra ngoài chơi, bà đi tắm và cảm thấy đau cổ, sốt. Khi bác sĩ tới khám thì cho biết bà bị viêm họng, chỉ cần uống thuốc. Thế nhưng sau đó bà liên tục lên cơn khó thở rồi qua đời.

Đến nay, chưa có thông tin khẳng định nguyên nhân nào khiến Hoàng hậu qua đời. Tuy nhiên các tài liệu cho thấy, viêm họng là chẩn đoán cuối cùng của bác sĩ trước sự ra đi của bà. Đến ngày nay, viêm họng vẫn được coi là căn bệnh vặt, nhẹ nhàng.

Bệnh viêm họng khi nào nguy hiểm?

Bệnh viêm họng thường xuất hiện do sự nhiễm trùng từ vi khuẩn hoặc virus, gây ra cảm giác đau rát ở cổ họng. Các triệu chứng này khiến việc nuốt thức ăn trở nên khó khăn và khó chịu. Mặc dù hầu hết các trường hợp viêm họng sẽ tự khỏi không cần điều trị sau khoảng một tuần, nhưng đôi khi nếu tình trạng viêm kéo dài có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn cần được chú ý.

Viêm họng có thể được gây ra bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó hai nguyên nhân chính là vi rút và vi khuẩn. Các loại vi rút thường gặp bao gồm vi rút rhino, adeno, vi rút hợp bào hô hấp, cúm và sởi... Vi khuẩn liên cầu, tụ cầu, phế cầu cũng có thể gây nên viêm họng.

Bên cạnh đó, viêm họng còn có thể xuất phát từ các yếu tố cá nhân như vệ sinh răng miệng kém, tác động của acid dạ dày trào ngược lên thực quản, tiêu thụ thức ăn và đồ uống gây kích thích như cồn, thức ăn cay và nóng...

Yếu tố môi trường cũng đóng vai trò quan trọng, ô nhiễm không khí từ khói bụi, khói thuốc lá, nấm mốc và khí thải công nghiệp cùng với thời tiết thay đổi, như giao mùa, cũng là những tác nhân gây viêm họng.

Người mắc bệnh viêm họng khi xuất hiện các triệu chứng sau, cần phải đi khám bác sĩ ngay lập tức:

- Sưng và đau cổ: Bệnh nhân có thể bị viêm hạch bạch huyết, viêm Amidan, cảm cúm hoặc trong một số trường hợp nghiêm trọng như ung thư, nhiễm HIV, lupus ban đỏ hoặc giang mai.

- Sưng lưỡi và đau họng: Đây có thể là dấu hiệu của viêm họng, viêm Amidan, viêm họng liên cầu hoặc viêm thanh quản cần được chữa trị kịp thời.

- Đau họng kèm phát ban: Phát ban có thể là dấu hiệu của bệnh trẻ em như thủy đậu, sởi, rubella, có nguy cơ gây nhiễm trùng thứ cấp hoặc tử vong.

- Đau họng kèm sốt cao: Đặc biệt quan trọng ở trẻ nhỏ, nếu sốt không được xử lý có thể dẫn đến co giật hoặc các biến chứng khác.

- Cổ cứng: Khi đi kèm với đau họng có thể là dấu hiệu của viêm màng não, một tình trạng y tế khẩn cấp.

- Đau họng và chảy nước dãi: Điều này có thể báo hiệu viêm họng nghiêm trọng, có nguy cơ gây mất nước và biến chứng khác, đặc biệt ở trẻ em.

- Nếu viêm họng có các dấu hiệu như rêu lưỡi trắng; kéo dài hơn 7 ngày; có máu trong nước bọt hoặc đờm; đau họng kèm đau khớp quai hàm hoặc đau tai; đau khớp, cũng cần thăm khám bác sĩ để loại trừ nguy cơ các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại