Vì sao ốc đã nấu chín kỹ vẫn gây ngộ độc chết người?

NGUYỄN THẠNH |

Trong ốc biển, hải sản có 2 nhóm ngộ độc với độc chất tetrodotoxin, saxitoxin và 4 cấp độ ngộ độc, trong đó nặng nhất là bị phù nề toàn thân, liệt cơ hô hấp dẫn đến tử vong nhanh nếu không cấp cứu kịp.

Tại Việt Nam, gần như mỗi năm đều có vài trường hợp tử vong vì ngộ độc sau khi ăn ốc lạ. Mới đây nhất, vào ngày 13-9, Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa cho biết trên địa bàn tỉnh vừa xảy ra vụ ngộ độc do ăn ốc lạ, khiến 1 người tử vong, 2 người nhập viện cấp cứu…

Liên quan đến bệnh lý ngộ độc này, TS-BS Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết ngộ độc hải sản là bệnh lý thường gặp.

Hằng năm, Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận khoảng 100 ca ngộ độc hải sản, trong đó có các trường hợp ngộ độc sau khi ăn ốc lạ. Nhiều trường hợp nặng, phải thở máy.

Có 2 nhóm ngộ độc với độc chất tetrodotoxin, saxitoxin và 4 cấp độ ngộ độc với các triệu chứng như tê môi, tê miệng, nói khó, nuốt vướng, khó thở, co giật, tê phù xung quanh, toàn thân, đặc biệt bị liệt cơ hô hấp dẫn đến nạn nhân tử vong nhanh nếu không cấp cứu kịp. Các độc chất dù nấu chín nhưng vẫn không phá hủy được nên vẫn bị ngộ độc.

Theo TS-BS Lê Quốc Hùng, khi gặp các triệu chứng ngộ độc, người dân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Ngoài ra, chất độc trong ốc lạ không có màu, không mùi, không vị nên không nhận biết được. Điều quan trọng là người dân rất khó có thể nhận biết được loại nào là có độc chất, do vậy cần tuyệt đối tránh ăn các loại ốc lạ, sinh vật biển lạ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại